Úc và Indonesia ký hiệp ước tự do mậu dịch mang tính chất lịch sử

Australia Minister of Trade, Tourism and Investment Simon Birmingham and Indonesia Minister of Trade Enggartiasto Lukitashake hands

Australia Minister of Trade, Tourism and Investment Simon Birmingham and Indonesia Minister of Trade Enggartiasto Lukitashake hands Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Úc và Indonesia đã ký một thỏa ước thương mại và được ca ngợi là một dấu hiệu đúng lúc gởi ra thế giới về tầm quan trọng của tự do mậu dịch.


Các Bộ trưởng thương mại Úc và Indonesia ký kết hiệp ước nầy tại Jakarta và phải cần Quốc hội mỗi nước phê chuẩn trước khi có hiệu lực.

Hiệp ước tự do mậu dịch Úc Indonesia là công trình thương thuyết kéo dài trong 8 năm trời và hiệp ước nầy đã đi qua đến 5 đời Thủ tướng Úc trong việc hướng dẫn các cuộc thương thảo.

Thế nhưng chính Tổng trưởng Thương mại Simon Birmingham là người ký kết vào thỏa thuận với người đồng nhiệm Indonesia, tại thủ đô Jakarta.

Hiệp ước sẽ mở ra các cơ hội mới, về nông nghiệp và giáo dục giữa hai nước.

Thượng nghị sĩ Birmingham cho biết, thỏa ước sẽ có lợi cho cả hai quốc gia.

“Hiệp ước sẽ giúp cho nông dân chúng ta, khu vực nông sản và thịt bò cũng như trong ngành giáo dục, kể cả lãnh vực tài chính nữa".

"Thế nhưng nó cũng là lực đẩy lớn lao cho Nam Dương liên quan đến đầu tư tại nước nầy, khu vực du lịch và những gì họ có thể bảo đảm trong lãnh vực y tế và giáo dục, quả thật đây là một hiệp ước giúp cho đôi bên cùng có lợi”, Simon Birmingham.

Hiệp ước mậu dịch lẽ ra đã được ký kết hồi tháng 8 năm rồi, theo sau việc kết thúc thương thảo mậu dịch giữa hai nước.

Thế nhưng việc ký kết đã bị phía Indonesia đình hoãn, sau khi Thủ tướng Scott Morrison loan báo chính phủ Úc, đang xem xét việc di chuyển Tòa Đại sứ Úc tại Israel về Jerusalem.

Bất chấp đình hoãn việc ký kết, ông Scott Morrison tin tưởng về lợi lộc do hiệp ước thương mại sẽ mang lại.

“Chính phủ của chúng ta hiện bành trướng biên giới trong lãnh vực thương mại và những gì đã thực hiện, cuối cùng là tạo ra công việc tại địa phương".

"Dù việc đó chúng ta tiến hành qua thỏa ước tự do mậu dịch với Trung quốc, Nhật bản, Nam hàn, Indonesia hay Hiệp ước Tự do Mậu dịch Xuyên Thái bình Dương 11, tất cả đều là các sáng kiến thuộc giới lãnh đạo của chính phủ chúng ta để bảo đảm rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc có tính cách gia đình, có thể tiếp cận các thị trường mà họ chưa hề làm như vậy trước đây".

"Quả là tin vui cho các doanh nghiệp nầy và hiệp ước nầy cũng mang lại thuận lợi lớn lao cho họ nữa”, Scott Morrison.
"Chúng ta đã nghiên cứu các chi tiết như chúng ta thường làm như vậy, cũng như muốn chắc chắn rằng các công việc của người dân Úc được giành ưu tiên, thế nhưng chúng ta cũng rất tích cực, về những gì chúng ta đã chứng kiến cho đến nay”, Bill Shorten.
Hiệp ước tự do mậu dịch sẽ cho phép đến 99% hàng hóa Úc được miễn thuế khi nhập vào Indonesia, hoặc theo các dàn xếp ưu đãi đáng kể hơn.

Lúa mì, thịt, trái cây và các sản phẩm nông nghiệp sẽ được cấp giấy phép nhập cảng tự động, cùng với thép khoanh, hàng xuất cảng bằng đồng hay nhựa cũng sẽ được lợi, ngoài ra các trường đại học do người Úc làm chủ cũng được phép hoạt động tại Nam Dương.

Ngược lại Indonesia sẽ được hưởng lợi từ Úc khi mọi hàng hóa xuất cảng từ Nam Dương vào Úc sẽ được miễn các sắc thuế và các visa làm việc cùng nghỉ hè của Úc được cấp cho Indonesia sẽ gia tăng từ 1 ngàn lên 4100 trong năm đầu tiên, trước khi tăng lên 5 ngàn trong 6 năm.

Bộ trưởng thương mại Indonesia là ông Enggartiasto Lukita cho biết, hiệp ước sẽ mang hai quốc gia lại gần với nhau.

Hiệp ước Tự do Mậu dịch Úc Indonesia có lẽ là một thỏa ước trải qua nhiều khó khăn. Vì vậy sau 9 năm trời thương thuyết, cuối cùng chúng ta mới đạt được giờ phút nầy".

"Xin chúc mừng cho tất cả chúng ta ký vào hiệp ước hôm nay, vốn là một thỏa ước mậu dịch lịch sử mà tôi hy vọng, sẽ mang hai nền kinh tế của hai nước cùng phát triển với nhau”, Enggartiasto Lukita.

Trong khi đó, Tổng Công Đoàn Úc châu ACTU lại cho rằng đây là một thỏa thuận mang tính chất mưu mẹo, nhằm ưu đãi cho những người có visa tạm thời, còn người đứng đầu Nghiệp đoàn Công nhân ngành Chế Tạo Úc châu lại cho rằng, không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy, thỏa ước tự do mậu dịch có lợi cho công nhân người Úc.

Ông Shorten cho biết nghiệp đoàn có quyền có quan điểm riêng của mình, thế nhưng ông đề nghị nên nghiên cứu chi tiết, khi đảng Lao động cân nhắc, có ủng hộ hiệp ước tại Quốc hội hay không.

Thế nhưng ông cho rằng, Lao động đã tích cực trong việc hình thành thỏa ước, vốn phải được Quốc hội phê chuẩn sau khi chính thức thảo luận và sau một cuộc điều trần của một Ủy ban về Hiệp ước nầy.

“Đó là đảng Lao động đã thương thuyết với Indonesia về hiệp ước tự do mậu dịch nầy và đó là công việc của Lao động".

"Tôi cảm thấy phấn khởi về chuyện nầy, từ những gì trông thấy".

"Chúng ta đã nghiên cứu các chi tiết như chúng ta thường làm như vậy, cũng như muốn chắc chắn rằng các công việc của người dân Úc được giành ưu tiên, thế nhưng chúng ta cũng rất tích cực, về những gì chúng ta đã chứng kiến cho đến nay”, Bill Shorten.

Được biết, cả hai nước Úc lẫn Indonesia đều nằm trong 20 nền kinh tế hàng đầu của thế giới, thế nhưng lại không phải là đối tác hàng đầu trong số 10 quốc gia giao dịch với nhau.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share