ACTU phát động chiến dịch quảng cáo lớn nhất trong một thập niên

ACTU boss Sally McManus

ACTU boss Sally McManus Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Mục đích của chiến dịch quảng cáo nầy nhắm vào tiền lương thấp và các công việc không an toàn thế nhưng các doanh nghiệp cho rằng chiến dịch nầy hướng dẫn sai lạc người dân Úc.


Tổng Công Đoàn Úc châu đã phát động chiến dịch quảng cáo lớn nhất trên toàn quốc kể từ năm 2007.

Chiến dịch quảng cáo rầm rộ kéo dài suốt 8 tuần lễ, tìm cách xét duyệt lại hệ thống quan hệ nơi làm việc tại nước Úc.

"Bạn cảm thấy thế nào khi các doanh nghiệp lớn có quá nhiều quyền hành?".

"Các giám đốc kiếm ra hàng triệu đô la tiền thưởng, trong khi lương bổng của bạn chỉ đủ để mua hàng lặt vặt và trả các hoá đơn".

"Nay họ lại cắt lương phụ trội, thì tôi không hiểu chúng tôi sẽ làm sao sống đây".

"Nước Úc có thể hành động tốt đẹp hơn trong chuyện nầy và nay là lúc thay đổi các luật lệ", quảng cáo của ACTU.

Chiến dịch quảng cáo trên truyền hình bắt đầu phát sóng vào chủ nhật, với chủ đề: "Nay là lúc thay đổi luật lệ".

Chủ tịch Tổng Công Đoàn Úc châu ACTU là bà Sally McManus, mô tả tình hình lương bổng hiện nay là một cuộc khủng hoảng.

"Chúng ta hiện ở trong cuộc khủng hoảng về mức tăng lương thấp kém và làm thương tổn đến các gia đình trên khắp nước Úc".

"Họ không thể sống nổi với vật giá và thứ hai là công việc không bền vững ngày càng tệ hại hơn".

"Và khi tôi nói đến chuyện tệ hại hơn, quí vị phải sống trong các thành phố lớn để thấy được sự phát triển của nền kinh tế hết sức lớn lao".

"Các tài xế Uber, những người giao thức ăn Deliveroo, mọi công nhân khác, họ chẳng được hưởng mức lương tối thiểu, không có ngày nghỉ bệnh, không được chăm sóc sức khỏe và bảo vệ an toàn".

"Lương bổng và điều kiện làm việc của họ trở lại một trăn năm trước".

"Đó là một hình thức mới của các công việc không được an toàn bền vững, trong khi luật pháp của chúng ta không thích hợp để đối phó với tình trạng nầy", Sally McManus.

Chiến dịch quảng cáo lớn lao của nghiệp đoàn lần cuối tại Úc là để chống lại Work Choices, đây là tên của chính phủ John Howard đặt ra hồi năm 2005, nhằm thách thức luật lệ về quan hệ lao động của liên bang.

Chiến dịch hồi đó tốn kém hơn 14 triệu đô la và đã giúp cho chính phủ Lao động của ông Kevin Rudd thắng cử, trong cuộc bầu cử liên bang năm 2007.

Thế nhưng ACTU không cho biết, lần nầy chiến dịch quảng cáo tốn kém bao nhiêu.

"Thực sự những phần khác của vấn đề là chúng ta có thể luôn tiêu tiền để giúp cho các quảng cáo nầy được biết đến, vì vậy vào lúc nầy chúng ta không có một giới hạn thấp nhất của số tiền phải quảng cáo".
"Tại Úc hiện nay, nếu quí vị sẽ gặp những thử thách hôm nay hay ngày mai, thì chúng ta cần có sự hợp tác chứ không phải là đối đầu trong lực lượng lao động, chiến dịch của nghiệp đoàn rõ ràng là đi ngược lại", James Pearson.
ACTU cũng kêu gọi gia tăng mức lương tối thiểu trên toàn quốc và nói rằng, họ cố gắng bảo vệ các công nhân như ông Arou Akot.

Ông nầy đến từ Nam Sudan, là một người cha đơn thân, có 7 đứa con.

Ông cho biết, mỗi ngày làm việc từ 3 giờ rưỡi sáng cho đến 6 giờ chiều, mới đủ tiền để trang trải cho gia đình.

"Lương bổng của tôi dành trả tiền thuê nhà, đôi khi cố gắng và chật vật để trả học phí, thực phẩm, mua hàng và mọi chuyện ngày càng khó khăn, thực sự là khó khăn".

"Tôi chẳng quen biết ai khi đến nước Úc nầy 13 năm trước, tôi vẫn luôn phải phấn đấu và quả là hết sức khó khăn", Arou Akot.

Ông cho biết năm rồi đã suýt mất việc, do một hệ thống hợp đồng mới.

Ông rất lo lắng sẽ lâm vào tình cảnh vô gia cư, nếu mất việc làm.

Thế nhưng Phó lãnh tụ đảng Tự do là bà Julie Bishop nói rằng, chiến dịch quảng cáo chỉ hướng dẫn sai lạc quần chúng.

"Chiến dịch nầy quả hướng dẫn sai lạc và họ nên tập trung các nỗ lực vào việc tạo dựng một môi trường có nhiều việc làm cho người dân Úc, thế nhưng với việc chống lại các doanh nghiệp, chống lại đầu tư và những ngôn từ chống lại hiệp ước TPP, rõ ràng họ không thể tin cậy được qua việc xuất cảng công việc mà rất nhiều người trông cậy vào".

Còn giới doanh nghiệp cũng cho rằng chiến dịch quảng cáo của nghiệp đoàn là hướng dẫn sai lạc, họ cho biết lực lượng lao động vẫn không thay đổi trong 2 thập niên qua.

Ông James Pearson thuộc Phòng Thương mại và Kỹ Nghế Úc cho biết, đó là một chiến dịch nhằm hù dọa mà thôi.

"Chiến dịch mới của nghiệp đoàn là một thứ rượu cũ bình mới".

"Nó được đề ra nhằm gây lo sợ cho các công nhân, cũng như nhằm tạo ra khoảng cách giữa công nhân và giới chủ nhân".

"Tại Úc hiện nay, nếu quí vị sẽ gặp những thử thách hôm nay hay ngày mai, thì chúng ta cần có sự hợp tác chứ không phải là đối đầu trong lực lượng lao động, chiến dịch của nghiệp đoàn rõ ràng là đi ngược lại", James Pearson.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share