Nuôi con kiểu Châu Á: Thế nào là một đứa trẻ ngoan?

Từ hình tượng Na Tra trong bộ phim hoạt hình được yêu thích trong năm 2019, cùng nhìn lại quan niệm về nuôi dạy con trong văn hoá Á Đông.

Ne Zha is a rebellious boy with supernatural powers who wreaks destruction.

Ne Zha is a rebellious boy with supernatural powers who wreaks destruction. Source: Chengdu Coco Cartoon

Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế (2019), tên quốc tế Ne Zha: Birth of the Demon Child, là một bộ phim hoạt hình 3D của đạo diễn Jiaozi. Từ hình tượng Na Tra trong Phong Thần Bảng và văn hoá dân gian, đoàn phim đã bổ sung, sửa đổi một số chi tiết để tạo nên một bộ phim vui tươi, dí dỏm nhưng cùng đầy tính nhân văn.

Phát hành tại Úc hồi tháng 8/2019, bộ phim đã thu về  trên toàn thế giới, và là bộ phim Hoa ngữ có  từ trước đến nay. Thế nhưng Na Tra không chỉ đơn thuần là một hiện tượng điện ảnh, mà còn lồng ghép nhiều thông điệp đáng suy ngẫm về cách nuôi dạy con của cha mẹ Á Đông ngày nay.

Quan niệm Châu Á về “trẻ ngoan” và “trẻ hư”

Với tính tình nóng nảy, ngỗ nghịch,  Na Tra trong bản phim hoạt hình 2019 trái ngược hoàn toàn với hình mẫu một đứa trẻ ngoan trong văn hoá phương Đông. 

Một đứa trẻ ngoan phải biết vâng lời, hiếu thảo và học giỏi. Bên cạnh đó, phụ huynh Châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng cũng thường khuyến khích trẻ em tỏ ra “hữu ích” và đóng góp cho gia đình, cộng đồng và xã hội. 

Cha mẹ Na Tra dĩ nhiên cũng muốn con mình là một đứa trẻ ngoan, và họ thuờng xuyên tranh cãi về việc nuôi dạy con thế nào cho tốt. Cuối cùng, họ tìm cách thuyết phục Na Tra theo thầy tu luyện để học cách tự kiềm chế bản thân. 

Theo Shih-Wen Sue Chen, giáo viên Văn học thuộc Đại học Deakin và Sin Wen Lau, giáo viên Trung Quốc học thuộc Đại học Otago, điều này phản ánh , rằng giáo dục sẽ giúp trẻ em trở thành những công dân tốt và thành công.

Tại Hoa lục ngày nay, việc nuôi con đã trở nên cực kỳ phức tạp. Cha mẹ vừa muốn con trở nên giàu có trong một xã hội cạnh tranh và tôn sùng chủ nghĩa tiêu thụ, lại vừa muốn duy trì những giá trị đạo đức. Họ cũng lo rằng đứa trẻ sẽ thiếu những kỹ năng sống quan trọng.

Nhà tâm lý học Wu Zhihong thậm chí còn gọi những người trưởng thành ở Trung Quốc là “”, bởi vì họ không biết cách chăm sóc bản thân và gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa tốt và xấu.
Illustrations from Fengshen Yanyi.
Illustrations from Fengshen Yanyi. Source: Wikipedia

“Ngoan” dưới góc nhìn của nhà cầm quyền

Không chỉ được yêu mến bởi các khán giả của màn ảnh rộng, Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế còn được chính phủ Trung Quốc tán thưởng. Nhân dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, gọi Na Tra là một hình mẫu lý tưởng, và thúc giục độc giả hãy dám nghĩ dám làm và kiên trì như nhân vật này.

Hoạt hình Trung Quốc khởi đầu từ những năm 1920, trải qua thời kỳ hoàng kim vào những năm 50 và 60, và kết thúc với sự khởi đầu của Cách mạng Văn hóa. Thế nhưng gần đây, chính phủ Bắc Kinh đã bắt đầu tăng tài trợ cho các nhà làm phim Hoa lục. 

Điều đó cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc sẵn sàng đầu tư cho những công dân mà họ cho là “gương mẫu”, nhằm giúp Trung Quốc vươn lên trên thềm quốc tế.

Điều trớ trêu là, để cứu Ải Trần Đường, Na Tra đã đứng lên chống lại cường quyền, và thông điệp của bộ phim hoàn toàn khác với cách giải thích của ĐCSTQ.

Na Tra không chịu sự ràng buộc của số phận. Cậu đã tự thân vận động để chứng minh rằng có nhiều cách để đóng góp cho gia đình và cộng đồng. Và mặc dù có một số khuyết điểm, về cơ bản Na Tra vẫn là một đứa trẻ ngoan.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 22 October 2019 10:04pm
Updated 23 October 2019 12:14pm
By Đăng Trình
Source: The Conversation

Share this with family and friends