Nuôi con ở Úc (30): Khác biệt trong phương pháp nuôi dạy con giữa Tây và Đông

East or West Parenting Style

East or West Parenting Style Source: Pixabay

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Là cha mẹ Việt sống trong xã hội Úc, bạn chọn nuôi con kiểu Tây hay Ta? Các bậc phụ huynh phương Tây tin tưởng rằng mỗi đứa trẻ là một cá nhân độc lập cần được tôn trọng. Ngược lại, các bậc cha mẹ Phương Đông cho rằng con cái là một phần của gia đình và xã hội. Họ cho rằng cách nuôi dạy con cái của phương Tây thật ích kỉ vì chỉ chú trọng đến cá nhân và coi trọng nhu cầu của mình nhiều hơn nhu cầu của người khác.


Luật sư, nhà hoạt động xã hội Võ Minh Cương, từ Sydney cho rằng tập quán (hay thói quen); chính sách giáo dục trong xã hội pháp trị và an sinh xã hội là ba yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến phương pháp giáo dục con cái của các bậc cha mẹ.

Nền giáo dục Á Đông ảnh hưởng lớn bởi Nho giáo hoặc triết lý Khổng tử, với quan niệm “quân sử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu” (Vua bắt bề tôi chết, bề tôi không chịu chết là bất trung; cha bắt con chết, con không chịu chết là bất hiếu). Do đó, người con trong xã hội Châu Á thường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi người cha, người mẹ trong gia đình.

Trong khi đó đứa trẻ trong xã hội Phương Tây là một cá nhân độc lập, không chịu sự chi phối của gia đình. Tại Úc, người thầy chỉ là người hướng dẫn, chứ không phải là người có “quyền lực tối thượng về giáo dục”, mà học trò phải nghe theo răm rắp.

Nền giáo dục cưỡng bách trong xã hội pháp trị tại Úc yêu cầu một đứa trẻ phải học đến lớp 10, sau đó có thể chuyển qua trường cao đẳng (Tafe). Ở Việt Nam, nếu cha mẹ nghèo khó, họ có thể cho con nghỉ học. Tại Úc, hành động này vi phạm pháp luật. Sinh viên vào đại học có thể mượn tiền của chính phủ (Austudy Payment) để theo đuổi con đường học vấn, nếu không đủ điều kiện tại Úc. Cha mẹ khó khăn có thể lãnh trợ cấp an sinh xã hội. 

Những khác biệt này dẫn đến xung đột giữa cha mẹ và con cái trong nhiều gia đình Việt Nam sống tại Úc. Con cái hòa nhập và được giáo dục trong xã hội tiến bộ Phương tây, trong khi cha mẹ không học cao bằng con cái, hoặc có những quan niệm sống khác, ảnh hưởng từ nền giáo dục Phương Đông.

Ông Minh Cương chia sẻ: “Nhiều cha mẹ thương con theo kiểu Á Châu, nhưng cách dạy không phù hợp với những điều con được học ở trường. Một số đứa trẻ theo đuổi nghề nghiệp mà cha mẹ mong muốn, chứ không phải đam mê của chúng, dẫn đến việc thất bại hoặc không thành công như mong muốn…”.
Tại Úc, người thầy chỉ là người hướng dẫn, chứ không phải là người có “quyền lực tối cao về giáo dục”, mà học trò phải nghe theo răm rắp.
Tại Úc, người thầy chỉ là người hướng dẫn, chứ không phải là người có “quyền lực tối cao về giáo dục”, mà học trò phải nghe theo răm rắp. Source: Pixabay
Bích Ngọc SBS đặt một số câu hỏi với luật sư Võ Minh Cương:

Ông nhận thấy sự khác biệt trong việc nuôi dạy con cái trong xã hội phương Đông và Tây là gì?

Đâu là tinh túy trong phương pháp giáo dục của cả hai nền văn hóa?

Giáo dục phương Tây có phải lựa chọn hoàn hảo?

Cha mẹ phương Đông (người Việt Nam) nên học gì từ giáo dục phương Tây?

Làm sao kết hợp giữa hai nền văn hóa trong việc giáo dục con cái?

Nhiều người cho rằng chính nhờ phương thức giáo dục nghiêm khắc, nền nếp kiểu Á Đông, các con mới có thể thành công về học vấn. Các trường tuyển chọn (selected school) tại Úc hầu hết là “đầu đen”. Thế nhưng ra đời, khi vào doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo phần lớn lại là những người Tây Phương. Có phải phương pháp giáo dục của Á Châu không thành công? Hay sự kỳ thị vẫn tồn tại?

Những mâu thuẫn khi dạy con theo phương pháp Việt Nam trong xã hội Úc nên được giải quyết thế nào? Ví dụ một đứa trẻ gốc Việt cảm thấy không thích thú với phương thức giáo dục Việt Nam của cha mẹ, và ao ước được tự do- độc lập như các bạn Úc khác?
Đâu là tinh túy trong phương pháp giáo dục của cả hai nền văn hóa? Giáo dục phương Tây có phải lựa chọn hoàn hảo?
Đâu là tinh túy trong phương pháp giáo dục của cả hai nền văn hóa? Giáo dục phương Tây có phải lựa chọn hoàn hảo? Source: Pixabay
Mời quý vị nhấn vào audio để nghe nguyên văn cuộc phỏng vấn với ông Võ Minh Cương.

Share