Làm sao để ngăn ngừa chết đuối?

Một mùa hè thiêu đốt khác đang gõ cửa nước Úc. Các nhà chức trách đang kêu gọi những người mê thích bơi lội hãy thận trọng hơn vì số người chết đuối đã tăng 10 phần trăm kể từ năm ngoái.

Manly beach

Authorities are pleading with swimmers to use caution. Source: Unsplash Adrian Rem

Úc nổi tiếng thế giới với những bãi biển tuyệt đẹp. Nhưng thật không may, đó cũng là nơi bi kịch xảy ra. Chỉ tính trong năm vừa rồi đã có 276 người chết đuối tại Úc – đó là một sự gia tăng 10 phần trăm so với năm trước.

Di dân gặp nhiều rủi ro hơn

Rất nhiều tai nạn chết đuối liên quan đến di dân còn mới mẻ với nước Úc và những người mới đến. – Hiệp hội Cứu Sinh Hoàng gia Úc đã thực hiện một phân tích trong hơn mười năm và thấy rằng 27 phần trăm số ca tử vong do chết đuối là những người sinh ra ở ngoại quốc.

Lý do chính làm nên những cái chết thương tâm này là sự thiếu kinh nghiệm trước những nguy hiểm gặp phải ở bãi biển và thiếu kỹ năng bơi lội.

“Chúng tôi biết những người đến từ các nguồn gốc văn hóa khác. Hoạt động giải trí và giao tiếp xã hội xung quanh nước không phải là một chuẩn mực ở những nơi đó. Rất nhiều người có thể đến từ các quốc gia nơi nước được sử dụng chủ yếu cho mục đích công việc hoặc dùng trong nhà, và những thứ tương tự. Vì vậy khi đến Úc, họ muốn hòa nhập với lối sống của Úc nhưng không bao giờ thực sự có kỹ năng hay kinh nghiệm giữ mình an toàn những nơi có nước,” Stacy Pidgeon của Hiệp hội Cứu sinh Hoàng gia Úc giải thích.

Gurnam Singh là người sáng lập Hiệp hội Văn hóa, Giáo dục và Thể thao Ấn Độ Úc, nơi hỗ trợ sinh viên tận hưởng trọn vẹn trải nghiệm của họ tại Úc.

“Tôi không chỉ nói về bơi lội. Một số người đã cố thêm một chút chỉ để selfie hoặc chụp một tấm hình. Tôi nghĩ năm ngoái, đã có một tai nạn xảy ra với một người đàn ông vì chụp hình selfie mà anh ta rơi xuống nước sâu và cứ vậy mà chết,” ông Singh nói về một trường hợp di dân mới đến chỉ vì thiếu hiểu biết đã đặt cuộc sống của họ đối mặt với nguy cơ.  

Và đối với những người thuộc mọi nguồn gốc văn hóa, bia rượu cũng đóng vai trò chính trong sự gia tăng số ca tử vong vì đuối nước.

Câu cá ghềnh đá cũng nguy hiểm

Câu cá ghềnh đá, vốn phổ biến với các thành viên từ nhiều cộng đồng di dân, được mệnh danh là một môn thể thao nguy hiểm nhất ở Úc.

Hàng năm, thủy triều cao, điều kiện trơn trượt và sóng lớn đang cướp đi sinh mạng của những người thiếu kinh nghiệm.

“Chúng tôi khuyến khích mọi người và khuyên mọi người nên mặc áo phao bất cứ khi nào họ đi câu cá, cho dù đó là ngồi trên thuyền hay hay đứng trên thềm đá. Bạn không bao giờ biết khi nào mình bị té xuống nước đâu, mà mọi người đâu ai có ý định nhúng nước, vậy nên một chiếc áo phao có thể cứu sống bạn, “ ông Pidgeon nói.

trước khi bạn ra ngoài, tránh câu cá nếu sóng quá lớn và luôn đi câu cá với ít nhất một người bạn.

Làm thế nào để giữ an toàn trong và xung quanh nước

Clinton Rose là người quản lý dịch vụ bãi biển cho Northern Beaches Council ở New South Wales. Ông nói rằng có những điều mọi người có thể làm để bảo đảm an toàn khi bơi lội.

“Đừng bơi trừ khi bạn thấy có cắm cờ, và hãy chắc chắn rằng bạn bơi giữa hai cái cờ. Học những thông điệp căn bản trên và học cách bơi. Tận hưởng chính mình. Hãy xuống biển nhưng bạn phải biết bơi trước đã,” ông Rose nói.

Ông nói rằng nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về việc liệu có an toàn khi xuống nước không, hãy nói chuyện với nhân viên cứu hộ ở bãi biển. Yêu cầu họ chỉ cho bạn thấy những mối nguy hiểm đang ở đâu và bạn nên bơi ở đâu.

Làm gì trong trường hợp khẩn cấp

Đuối nước xảy ra nhanh chóng – một người trưởng thành có thể mất ý thức trong chỉ một phút – đó là lý do tại sao quan trọng là phải giữ bình tĩnh và gọi trợ giúp ngay lập tức.

“Điều đầu tiên là, đừng hoảng sợ – vì nếu bạn hoảng loạn, bạn sử dụng nhiều năng lượng hơn làm não của bạn bị thiếu oxy và bạn không thể suy nghĩ rõ ràng. Tốt nhất là cố gắng bình tĩnh, nằm ngửa thả nổi là tốt nhất có thể, và đưa tay lên không trung và la lên để được giúp đỡ. Khi bạn bắt đầu gặp rắc rối, đừng cảm thấy xấu hổ, hãy chắc chắn rằng bạn yêu cầu giúp đỡ sớm,” Rose chỉ dẫn.

Tài liệu

Ứng dụng hoàn toàn miễn phí và có sẵn trong 72 ngôn ngữ. Nó cung cấp thông tin về tình trạng tuần tra, cơ sở vật chất, mối nguy hiểm, thời tiết, són biển và thủy triều.

Trang mạng của Surf Life Saving Australia cũng cung cấp thông tin bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm các bí quyết hàng đầu để ghé thăm các bãi biển Úc, cách phát hiện và sống sót trong một dòng nước xoáy.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại  

Share
Published 21 October 2019 1:00pm
Updated 12 August 2022 3:22pm
By Wolfgang Mueller, Audrey Bourget
Presented by Trinh Nguyen

Share this with family and friends