Xây dựng một Hồng Kông đấu tranh cho dân chủ bên ngoài Hồng Kông

Activist Simon Cheng, speaking to SBS from London via video call

Activist Simon Cheng, speaking to SBS from London via video call Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Bị tra tấn sau những cáo buộc của Trung Quốc, và sau đó buộc phải đào thoát khỏi Hồng Kông, nhà hoạt động dân chủ Simon Cheng nay đang bị Cảnh sát Hồng Kông truy nã. Được biết anh là một trong sáu người phải đối mặt với các hình phạt, dựa theo luật an ninh quốc gia mới và có thể bị lãnh án chung thân. Nhưng anh nói rằng anh sẽ không lùi bước.


Anh Simon Cheng, nay sống ở Luân Đôn, và anh đang nỗ lực xây dựng một cộng đồng gồm các nhà đấu tranh dân chủ bên ngoài cố hương của anh.

‘Nếu nền dân chủ chúng ta đã chờ đợi trong nhiều năm, mà Bắc Kinh không thể mang lại, thì chúng tôi đơn giản là sẽ xây dựng một cái cho riêng mình.’

Anh Simon đã thành lập các nguồn tài nguyên trong đó có tổ chức 'Haven Assistance', tạm dịch là Nhóm Phụ tá về một nơi Trú ẩn. Nhóm này sử dụng Facebook để giúp đỡ những người Hồng Kông muốn rời khỏi lãnh thổ.

‘Mục tiêu của chúng tôi là giải cứu những bạn bè người Hồng Kông có thể bị chính quyền truy tố. Vì vậy, chúng tôi chia sẻ chính sách tị nạn của các quốc gia khác nhau cho họ tham khảo.’

Anh Simon, 29 tuổi, từng trở thành tiêu đề nổi bật của truyền thông thế giới hồi năm ngoái khi lên tiếng tố cáo anh đã bị công an chìm của Trung Quốc thẩm vấn và đánh đập, trong một chuyến đi của anh đến đại lục. Những tuyên bố này cho tới nay vẫn bị Trung Quốc bác bỏ.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, anh là một trong sáu người thuộc danh sách 'truy nã', vì đã phạm luật an ninh mới.

‘Tôi đã kinh ngạc vì chuyện này, quả thật như vậy, nhưng tôi không sợ hãi. Tôi không làm gì sai cả, tôi không vi phạm bất kỳ nguyên tắc đạo đức và lương tâm nào.’

Việc ban hành lệnh bắt bớ dường như đã đánh dấu lần đầu tiên giới chức Trung Quốc sử dụng luật an ninh quốc gia mới, chủ yếu nhắm mục tiêu vào các nhà hoạt động vì dân chủ, đang xây dựng nền tảng BÊN NGOÀI Hồng Kông.

Bà Lai-Ha Chan, chuyên gia nghiên cứu Á châu, thuộc trường Đại học Kỹ thuật UTS nói mặc dù lệnh truy nã không gây ra hậu quả pháp lý đối với sáu nhà hoạt động, nhưng chuyện này sẽ ảnh hưởng đến những người đồng chí hướng đang sống bên trong thành phố Hồng Kông khiến họ phải e dè.

‘Đối với những còn ở lại Hồng Kông, họ sẽ rất khó hành động, bởi vì như bạn thấy đó, họ đã bắt ông Jimmy Lai mới vài ngày trước, điều này có nghĩa là họ đang cố gắng kiểm soát tiếng nói của xã hội dân sự.’

Một người sinh viên giấu tên thật, tạm gọi là anh Eldia, đã chạy trốn khỏi Hồng Kông sau khi bị buộc tội bạo loạn. Anh nói anh không làm gì sai cả, anh chỉ đơn giản có mặt tại một địa điểm sai lầm trong một thời điểm sai lầm.

Người sinh viên này nói những hành động của chính quyền Hồng Kông khiến quyết tâm đào thoát của anh càng mãnh liệt hơn.

‘Tôi nghĩ tôi sẽ tiếp tục lên tiếng vì Hồng Kông và tiếp tục hoạt động, đó là lý do tại sao chúng tôi lựa chọn ra đi, bởi vì hiện nay Hồng Kông đã không còn tự do ngôn luận.’

Cảnh sát Hồng Kông từ chối bình luận về các lệnh bắt giữ đã công bố.

Share