WHO yêu cầu việc chia sẻ vắc xin trên toàn cầu

The WHO’s Director-General Tedros Ghrebreyesus

The WHO’s Director-General Tedros Ghrebreyesus Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO nhân lễ khai mạc đại hội thường niên, để kêu gọi nhanh chóng tiến hành việc chủng ngừa vắc xin COVID-19. WHO muốn có 10 phần trăm dân số các nước được tiêm chủng vào tháng 9 sắp tới và 30 phần trăm vào cuối năm nay.


Đọc bài diễn văn trước khoá họp thứ 74 của Hội đồng Y tế Thế giới, Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus đưa ra lời cảnh cáo.

“Gần 18 tháng trong cuộc khủng hoảng y tế của thời đại chúng ta, thế giới vẫn ở trong tình trạng hết sức nguy hiểm".

"Cho đến hôm nay vẫn có thêm nhiều ca nhiễm được báo cáo trong năm nay hơn là cả năm 2020".

"Với chiều hướng hiện tại, số tử vong sẽ vượt quá tổng số của năm rồi trong vòng 3 tuần lễ nữa”, Tedros Ghebreyesus.

Việc nầy diễn ra khi số tử vong vì COVID-19 tại Ấn Độ vượt quá 300 ngàn người.

Đây là quốc gia thứ ba đạt đến cột mốc đau thương nầy, sau Hoa Kỳ và Brazil.

Trong khi đó, Mã Lai và Bahrain báo cáo con số tử vong cao nhất mỗi ngày kể từ khi đại dịch bắt đầu.

WHO cũng ước lượng có khoảng 115 ngàn nhân viên y tế chết vì COVID-19.

Trong khi các chương trình chủng ngừa hiện tiến triển ở các giai đoạn khác nhau trên khắp thế giới, có hơn 75 phần trăm vắc xin COVID-19 thuộc sở hữu của 10 quốc gia mà thôi.

Ông Tổng Giám Đốc WHO cho biết, mọi nhân viên y tế và những người cao niên trên thế giới hiện nay nên được chủng ngừa, nếu số lượng vắc xin được phân phối đồng đều.

“Thế giới hiện ở trong tình trạng phân biệt về vắc xin".

"Quí vị biết, các quốc gia có lợi tức cao hiện chiếm 15 phần trăm dân số trên thế giới, thế nhưng sở hữu 45 phần trăm vắc xin của cả thế giới".

"Còn các nước cho lợi tức trung bình hay thấp chiếm gần phân nửa dân số thế giới, nhưng chỉ nhận được có 17 phần trăm vắc xin mà thôi, vì vậy khoảng cách thực sự lớn lao”, Tedros Ghebreyesus.

WHO hiện kêu gọi các quốc gia thành viên, nên hiến tặng thêm vắc xin cho chương trình chia sẻ vắc xin toàn cầu có tên là Covax, để sửa chữa tình trạng bất quân bình và bảo vệ những người gặp nguy cơ cao nhất.

Ông muốn 10 phần trăm dân số các nước được chủng ngừa vào tháng 9 và 30 phần trăm vào cuối năm.

“Không quốc gia nào nên phỏng đoán là mình đã ra khỏi khu rừng, bất kể mức độ chủng ngừa như thế nào".

"Cho đến nay không có các biến chủng nào xuất hiện gây trở ngại đáng kể cho hiệu quả cuả vắc xin, việc chẩn đoán hay các liệu pháp, thế nhưng chẳng có gì bảo đảm là vẫn có các trường hợp nhiễm bệnh do virus nầy thay đổi liên tục".

"Các thay đổi trong tương lai có thể khiến cho các phương tiện của chúng ta không còn hữu hiệu và khiến chúng ta trở lại điểm xuất phát”, Tedros Ghebreyesus.

Đại hội trong 8 ngày cũng xem xét một dự thảo nghị quyết, trong đó ghi nhận các phản ứng không đúng mức trước COVID-19 và các cố gắng nhằm tăng cường khả năng của thế giới, trong việc chuẩn bị và chống lại đại dịch.

Đề nghị nói trên nhằm tạo lập sự công bằng trong việc tài trợ của WHO và bắt đầu việc tiếp cận lớn hơn với việc chăm sóc y tế, bao gồm vắc xin, việc xác nhận và chữa trị liên quan đến COVID-19.

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guiterres trong số những người hậu thuẫn cho hành động nói trên, khi cho biết đại dịch coronavirus được xem là một khúc quanh đối với các kết quả về y tế trên toàn cầu.

“COVID-19 không thể xem là một khó khăn duy nhất trong các vấn đề căn bản thuộc hệ thống y tế của chúng ta, đó là sự bất bình đẳng, thiếu tài trợ, tự mãn hay bỏ mặc".

"Với các hệ thống y tế sơ khởi đúng hướng được thực hiện, chúng ta sẽ hồi phục nhanh chóng hơn khỏi đại dịch nầy và ngăn cản một cơn khác trước khi nó xảy ra”, Antonio Guiterres.
"Chúng ta không có đủ dữ kiện và thông tin, để nhanh chóng đi đến kết luận vào thời điểm nầy”, Jen Psaki.
Thế nhưng nguyên nhân của trận đại dịch, hiện nay vẫn đang được điều tra.

Nhật báo Wall Street cho biết, có 3 nhà nghiên cứu thuộc Viện Vi Trùng học Vũ Hán phải nhờ đến việc chăm sóc y tế hồi tháng 11 năm 2019, chỉ một tháng trước khi Trung Quốc báo cáo các trường hợp đầu tiên về coronavirus.

Nhật báo cũng kể ra một phúc trình mật của Liên Hiệp Quốc cho biết, các nhà nghiên cứu tại viện vi trùng học đã có các triệu chứng, vừa là COVID-19 và cũng là bệnh theo mùa phổ biến.

Trong khi đó, Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc, Jen Psaki cho biết, Hoa Kỳ không thể xác nhận phúc trình nói trên và bà hiện đẩy mạnh WHO gia tăng việc điều tra.

“Một cuộc điều tra quốc tế của Tổ Chức Y Tế Thế Giới là những gì chúng ta tạo áp lực trong vài tháng qua, cùng với một loạt các đối tác trên khắp thế giới".

"Chúng ta cần các dữ kiện, các thông tin từ chính phủ Trung Quốc".

"Những gì chúng ta không thể làm và tôi xin lưu ý bất cứ ai hiện làm, là nhảy trước một tiến trình thực sự quốc tế".

"Chúng ta không có đủ dữ kiện và thông tin, để nhanh chóng đi đến kết luận vào thời điểm nầy”, Jen Psaki.

Trong khi đó, nhà cầm quyền Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc nói trên.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share