WHO: "Vắc-xin coronavirus sẽ có trong một năm tới"

People visit the beach in Bournemouth, south England, Tuesday June 23, 2020, as Britain is braced for temperatures set to climb into the mid-30s this week. (Andrew Matthews/PA via AP)

People visit the beach in Bournemouth, south England. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Vắc-xin COVID-19 dự kiến sẽ có trong vòng một năm nữa, nhưng cho đến lúc đó tình hình lây nhiễm toàn cầu vẫn chưa có chiều hướng chậm lại. Cảnh báo này đưa ra khi những người đi biển ở nước Anh đang phớt lờ các quy định giữ khoảng cách của chuyên gia y tế.


Tổ chức Y tế thế giới WHO nói rằng khả năng có một loại vắc-xin hiệu quả phòng chống coronavirus sẽ thành hiện thực trong một năm tới. Thế nhưng giám đốc của tổ chức WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã cảnh báo rất khó để đoan chắc về điều này

“Dự kiến chúng ta có thể có vắc-xin trong một năm nữa. Nếu mọi việc tiến triển có thể sẽ nhanh hơn, vài tháng, đó là điều mà các nhà khoa học đã thông báo.”

Cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc thì cảnh báo, cho tới khi đó họ dự kiến số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu vẫn tăng nhanh và sẽ đạt 10 triệu ca vào tuần sau.

Tại Anh quốc, cảnh sát đã công bố một vụ vi phạm nghiêm trọng khi hàng ngàn người đi biển ở bãi biển phía nam đã phớt lờ hướng dẫn y tế cộng đồng và làm quá tải các dịch vụ địa phương.

Tại thị trấn biển Bournemouth, các nhà chức trách đã nhận rất nhiều báo cáo về các vụ ẩu đả, uống rượu bia quá giới hạn và cắm trại qua đêm bất hợp pháp.

Phát biểu trên đài Britain’s talk, Thư ký Bộ Y tế Anh quốc Matt Hancock cho biết ông sẽ đóng cửa các bãi biển nếu người dân tiếp tục phớt lờ các cảnh báo của chính phủ.

“Nếu người dân muốn con virus này biến mất thì hãy đi khỏi bãi biển. Còn nếu không tuân thủ các biện pháp giữ khoảng cách, thì chắc chắn con virus này cũng chả thèm quan tâm là chúng ta đang nghỉ hè đâu.”

Trong khi đó Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thì cho biết chính phủ của ông đã chuẩn bị thông báo một thỏa thuận chung với hãng hàng không Emirate để chiến đấu với khủng hoảng COVID-19.

Thỏa thuận này nếu xác nhận sẽ được thực hiện dù cho những cảnh báo gần đây của Emirates rằng những nỗ lực của họ với Israel có thể bị đe đọa nếu quốc gia này tiến hành kế hoạch sát nhập khu bờ Tây.

Ông Netanyahu nói thỏa thuận đã đạt được sau nhiều tháng làm việc căng thẳng.

“Sắp tới đây, Emirate và Nhà nước Israel sẽ thông báo sự hợp tác trong công cuộc chiến đấu chống coronavirus. Sự hợp tác này thuộc lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, kỹ thuật và cải thiện lòng tin về sức khỏe ở khu vực.

"Đây là kết quả của quá trình làm việc nghiêm túc và căng thẳng trong những tháng qua. Điều này sẽ đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người trong khu vực. Chúng ta càng mạnh, thì khả năng để chống lại kẻ thù càng mạnh và sẽ đem bạn bè xích lại gần nhau.”

Chương trình Lương thực thế giới WFP cho hay họ có thể bị buộc phải dừng tất cả hoạt động phân phối cứu trợ thực phẩm trong thời gian xảy ra coronavirus vào tuần thứ ba của tháng Bảy nếu họ không nhận được kinh phí.

Tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc này chịu trách nhiệm tiếp tế những loại thực phẩm căn bản  và thuốc men trên khắp thế giới.

Giám đốc của WFP David Beasley nói các chuyến bay cứu trợ đặc biệt quan trọng vì hầu hết các chuyến bay dân sự vẫn chưa được hoạt động khi tỷ lệ lây nhiễm vẫn tăng ở một số quốc gia như Ghana, Yemen, Chad và Ethiopia.

Ông Beasley cảnh báo việc thiếu kinh phí có thể khiến nhiều người đang bị đói kém càng bị đẩy vào tình thế nguy hiểm.

“Số người bị chết đói sẽ tăng từ 135 triệu lên 265 triệu trong năm 2020. Giờ đây con số này có thể còn tăng cao hơn khi tình hình ngày càng trở nên tệ hơn.

"Tôi không biết con sô chính xác bao nhiêu nhưng hơn 30 triệu người trong số đó phụ thuộc hoàn toàn vào chúng tôi. Nếu chúng tôi không tiếp tế được cho những người này vì gián đoạn trong khâu cung cấp hoặc vì thiếu kinh phí, thì người ta không thể sống nổi nếu thiếu thức ăn trong 2 - 3 tuần.”

Ở thành phố thủ đô Rabat của Ma-rốc, các tiệm café và nhà hàng đã mở cửa đón khách trở lại lần đầu sau 3 tháng khi các quy định hạn chế được nới lỏng.

Chính phủ Ma-rốc đã cho phép các phòng tập thể dục và tiệm cắt tóc trong thành phố được hoạt động 50% công suất. Nhưng tất cả những nơi này đều phải theo quy định giãn cách và vệ sinh.

Tại thành phố Guetersloh của Đức, người dân đang xếp hàng dài vài trăm mét bên ngoài một trung tâm xét nghiệm coronavirus.

Thành phố nằm ở phía bắc này đã trải qua đợt bùng phát COVID-19 từ những nhân viên tại một xưởng chế biến thịt ở địa phương, dẫn dến các biện pháp gắt gao được áp dụng cho thành phố hơn 100,000 dân này.

Nhu cầu xét nghiệm coronavirus ở Đức rất cao do nhiều vùng chỉ cho phép những người đến đây nếu họ có kết quả xét nghiệm âm tính.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu, nước Đức đã xác nhận có hơn 193,000 ca nhiễm, với hơn 8,930 ca tử vong trên cả nước.


Share