WHO: coronavirus hiện lan truyền bên ngoài Trung quốc nhanh hơn trong Hoa Lục

Costa Adeje Palace hotel in La Caleta

A woman looks out of a window at the H10 Costa Adeje Palace hotel in La Caleta, in the Canary Island of Tenerife, Spain, Wednesday, Feb. 26, 2020. Source: AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết dịch coronavirus hiện vẫn lan truyền nhanh chóng hơn bên ngoài Trung quốc, thế nhưng chưa phải là một đại dịch. Vài quốc gia Âu châu và châu Mỹ La Tinh đã loan báo các trường hợp đầu tiên, dường như có dính líu đến vụ bùng nổ nạn dịch tệ hại ở Ý.


Trên đường phố Rio de Janeiro của Brazil, lễ hội diễn hành hàng năm vẫn diễn ra, trong khi những người khác xếp hàng bên ngoài các dược phòng để mua tích trữ các khẩu trang.

Một người đàn ông Ba Tây mới trở về sau kỳ nghỉ hè tại Ý, đã thử nghiệm dương tính với coronavirus, đây là một trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại Châu Mỹ La Tinh.

Trong lúc tình trạng dường như được cải thiện ở Trung quốc, thì danh sách các quốc gia bị nạn dịch xảy ra trên toàn cầu hiện gia tăng.

Theo con số mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới WHO, hiện có khoảng 81 ngàn trường hợp lây nhiễm trên thế giới và gần 3 ngàn trường hợp tử vong.

Các trường hợp virus xảy ra tại 8 nước mới là Algeria, Áo, Croatia, Georgia, Hy Lạp, Na Uy, Pakistan và Thụy sĩ, khiến tổng số các nước có nạn dịch lây nhiễm khoảng 40 nước.

Ông Hans Kluge là giám đốc vùng của WHO tại Âu châu, gởi một thông điệp nghiêm khắc đến các nước trong khu vực.

“Đối với chính phủ tại Âu châu, thông điệp là hãy chuẩn bị sẵn sàng".

"Khi có các bệnh nhân, họ nên được chữa trị với sự tôn trọng và lòng nhân ái, cũng như có sự liên lạc tốt đẹp với công chúng”, Hans Kluge.

Một vài nước cho rằng, việc lây nhiễm coronavirus có thể truy nguyên từ Ý, vốn là quốc gia Âu châu đầu tiên khởi phát với coronavirus hay Covid 19.

Thế nhưng ông Karl Ekdahl, tại Trung tâm Ngăn Ngừa và Kiểm soát Dịch Bệnh Âu châu cho đài BBC biết, việc đóng cửa biên giới không phải là cách thức đúng đắn, để đối phó với nạn dịch.

“Việc đóng cửa biên giới không bao giờ tỏ ra hữu hiệu, có một câu nói là ‘vi khuẩn chẳng bao giờ tôn trọng biên giới cả’ và điều đó đúng thực trong trường hợp nầy".

"Nước Ý là một trong những nước Âu châu có chế độ kiểm soát biên giới chặt chẽ nhất, thế nhưng lại là một trong các nước đầu tiên bị nạn dịch".

"Các quốc gia khác với biên giới mở rộng vẫn chưa có tình trạng như vậy, do đó chuyện đóng biên giới không phải là biện pháp hữu hiệu”, Karl Ekdahl.
"Tôi muốn nói là, chúng ta không nên lo âu không cần thiết, cũng như không cần phải hoảng hốt”, Zafar Mirza.
Trong khi đó, ông Andrea Ammon của thuộc Trung tâm nói trên cho biết, việc bùng phát nạn dịch có thể là chỉ mới bắt đầu.

“Sự thẩm định của chúng tôi là, chúng ta dường như chứng kiến những trường hợp tương tự tại những nước khác ở Âu châu, trong những tuần lễ sắp tới, thế nhưng bức tranh có thể khác biệt từ nước nầy sang nước khác”, Andrea Ammon.

Trong khi đó, Nam hàn loan báo có hơn 1200 ca nhiễm bệnh, được xem là con số cao nhất được xác nhận bên ngoài Trung quốc, với 12 trường hợp tử vong.

Còn Pakistan cũng xác nhận trường hợp đầu tiên của dịch bệnh.

Bộ trưởng Y tế nước nầy là bà Zafar Mirza cho biết, có một người thử nghiệm dương tính tại thành phố lớn nhất ở Pakistan là Karachi và một người nữa tại thủ đô Islamabad.

“Cả hai người được tìm thấy đã đến Iran mới đây, trong vòng 14 ngày".

"Tôi nghĩ điều cần thiết để báo cho mọi người Pakistan rằng, chúng ta nên có phản ứng về chuyện nầy".

"Tôi muốn nói là, chúng ta không nên lo âu không cần thiết, cũng như không cần phải hoảng hốt”, Zafar Mirza.

Trong khi đó, nhà cầm quyền Hong Kong sẽ trao tặng tiền mặt gần 2 ngàn đô la Úc cho mỗi cư dân thường trú tại đây, trong một cố gắng nhằm kích thích nền kinh tế bị suy thoái, sau nhiều tháng biểu tình và nay là dịch bệnh coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share