WHO cảnh báo thế giới sẽ phải học cách sống chung với COVID-19

دو پزشک در یک مرکز پزشکی در هند

Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đưa ra các cảnh báo mới về tình hình gia tăng lây nhiễm covid-19 trên toàn cầu, trong khi Hoa Kỳ trải qua tình trạng suy thoái kinh tế trong quý hai tồi tệ nhất trong gần 75 năm.


Đại dịch đã tăng tốc nhanh chóng trên toàn cầu, chạm ngưỡng 17.5 triệu ca nhiễm coronavirus.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng thế giới sẽ cần phải học cách chung sống với COVID-19.

Phát biểu tại một buổi họp báo ở Geneva, Tổng giám đốc WHO Tedros nói rằng người trẻ tuổi cần phải nhận ra rằng họ cũng có thể bị nhiễm bệnh và mất mạng vì virus này.
Bằng chứng cho thấy các vụ tăng mạnh số ca nhiễm bệnh tại một số quốc gia, một phần là do những người trẻ trở nên chủ quan trong mùa hè ở khu vực bắc bán cầu.
"Chúng tôi đã nói trước đó và chúng tôi sẽ nhắc lại một lần nữa - người trẻ không hoàn toàn được an toàn", ông Tedros nói.

Thủ tướng Anh Borish Johnson cũng đã khuyến cáo về các đợt tăng mạnh ca nhiễm tại các quốc gia khác trên thế giới, và kêu gọi người dân duy trì sự cảnh giác.

“Cùng nhau, chúng ta đã thực sự giảm thiểu được mức độ tấn công của virus và chúng ta đã kéo các con số tử vong đi xuống. Nhưng nó có thể trở lại và điều mà chúng ta thấy đang xẩy ra tại các quốc gia Âu Châu khác."
Do đó điều mà tôi muốn nói đến mọi người đó là đừng để mất sự tập trung, mất sự kỷ luật, tiếp tục tuân theo các hướng dẫn và nếu bạn có triệu chứng, hãy làm xét nghiệm.
Anh quốc đã ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 cao nhất trong hơn một tháng, với con số tử vong hiện đứng ở khoảng 46,000 người. Đây là mức cao thứ ba trên toàn thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ và Brazil.

Theo một báo cáo chung do Hội đồng Kinh tế Mỹ Latin và Ca-ri-bê và Tổ chức Y tế liên châu Mỹ đưa ra, khu vực châu Mỹ Latin đã trải qua một mức kéo lùi 10 năm về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) do tác động của đại dịch. 

Giám đốc tổ chức Y tế liên châu Mỹ, bà Carissa Etienne, nhấn mạnh rằng một sự phục hồi toàn bộ nền kinh tế không thể xẩy ra trừ khi virus ở dưới tầm kiểm soát.

“Đó là một sự lựa chọn sai, lựa chọn giữa sức khỏe và bắt đầu lại nền kinh tế."
Chúng tôi đã chứng kiến lần này qua lần khác rằng việc khởi động lại kinh tế không thể được thực hiện một cách trọn vẹn trừ khi chúng ta kiểm soát được virus.
Tại Colombia, nơi mà đại dịch đã phá hoại nền kinh tế, những ngôi làng ngèo đói đã phải trải qua thêm một thảm kịch đau thương. 

Một chiếc xe tải chở nhiên liệu đã lao khỏi quốc lộ và đổ xuống tại khu vực làng Tasajera nằm trên duyên hải Ca-ri-bê. Người dân từ các làng gần kề đã nhanh chóng kéo tới chiếc xe để thu gom tất cả những gì có thể từ thùng xe.

Chỉ ít phút sau, chiếc xe tải bùng cháy. Bảy người tử vong ngay tại chỗ, và giới chức cho hay 38 người khác cũng đã chết sau đó do bị bỏng nặng.

Tiến sỹ Patricia Gutierrez là người đứng đầu khoa bỏng tại bệnh viện Simon Bolivar.

“Các bệnh nhân đến trong tình trạng nguy kịch, bị bỏng nặng trên cơ thể. Vì một số lý do nào đó việc phục hồi rất khó khăn đối với một số người, và vì vậy ba người đã không qua khỏi, trong khi những người khác vẫn đang chống chọi.”

Kinh tế Hoa Kỳ trong quý hai đã trải qua một cuộc tấn công lớn nhất kể từ thời Đại suy thoái, do đại dịch đã khiến mức chi tiêu của người dân và doanh nghiệp giảm sút mạnh.

Bộ Thương mại cho hay mức thoái hóa sâu sắc nhất trong ít nhất 73 năm đã xẩy ra vào tháng Tư khi hầu hết các hoạt động bất ngờ chững lại.

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Thượng viện, Thượng nghị sỹ Chuck Schumer chỉ trích các chính trị gia Cộng hòa khi họ cho rằng vấn đề có thể được giải quyết mà không cần đến sự can thiệp của chính phủ.
Khi bạn có một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong 75 năm, một cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ nhất trong 100 năm, lĩnh vực tư nhân không thể giải quyết được vấn đề.
"Và đó là một trong những nguyên nhân mà các bạn đang bị tắc nghẽn. Bởi vì bạn phải có sự can thiệp từ chính phủ, và bạn không muốn làm điều đó.”

Tại Ấn Độ, hơn một triệu người nhiễm virus hiện đã hồi phục. Thông tin này do bộ y tế Ấn Độ công bố, đồng thời khẳng định rằng tỷ lệ tử vong tại quốc gia này nằm trong số thấp nhất trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, tổng số ca nhiễm bệnh tại đây vẫn tăng cao mỗi ngày, với hơn 50,000 ca bệnh mới được ghi nhận chỉ trong ngày thứ Tư.

Thư ký Bộ Y tế Ấn Độ, ông Rajesh Bhushan nói rằng tỷ lệ tử vong do coronavirus tại Ấn độ là 2.2%, trong khi tỷ lệ trung bình trên toàn cầu là 4%.

“Nhiều người đang bị nhiễm bệnh, nhưng không có ai chết vì thiếu chăm sóc y tế. Do đó, tôi cảm thấy tình trạng đang tốt hơn rất nhiều so với cách đây một tháng rưỡi. Nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm.”

Còn ở Nhật Bản, các nhà hàng và quán karaoke tại Tokyo sẽ được yêu cầu giảm số giờ mở cửa bắt đầu từ tuần tới, để đối phó với một mức tăng mạnh số ca nhiễm mới gần đây.

Thủ đô của Nhật bản ghi nhận 367 ca nhiễm mới hôm thứ Năm, là mức cao nhất trong một ngày tại đây.

Thống đốc thành phố  Yuriko Koike nói rằng bà có thể công bố tình trạng khẩn cấp nếu tình hình xấu đi.

“Tôi muốn yêu cầu các nhà hàng có phục vụ rượu bia và các cơ sở hát karaoke ở Tokyo cắt ngắn lại thời gian mở cửa từ ngày 3 đến 31 tháng 8. Giờ mở cửa nên ở trong khoảng 5 giờ sáng tới 10 giờ tối. Nếu tình hình trở nên tệ hơn nữa, có thể Tokyo sẽ cần phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Chúng tôi đang cân nhắc điều đó.”

Trong khi đó ở Ý, một số ngành kinh tế đã bắt đầu trên chặng đường hồi phục.

Ngành sản xuất cheese đã bị ảnh hưởng nặng nề do các lệnh phong tỏa vì covid-19. Nhiều cửa tiệm bán lẻ ở địa phương đóng cửa, các nhà sản xuất thu nhận doanh thu về số 0, trong khi các chuyến bay bị phong tỏa đồng nghĩa với thị trường xuất khẩu đóng băng.

Thế nhưng giờ đây, giám đốc hiệp hội nông gia Giuseppe Miselli nói rằng, nước Ý đang dần hồi phục từ làn sóng đại dịch đầu tiên, ngành sản xuất cheese cũng đang dần lấy lại thị trường.
Chúng tôi đã cảm nhận rõ tác động của cuộc khủng hoảng khi mà các hoạt động thương mại đóng cửa. Khi các hoạt động này được trở lại, cho tới nay, đã có một sự hồi phục, chúng tôi nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.
Và quý thính giả có thể cập nhật tin tức mới nhất về coronavirus bằng tiếng Việt tại địa chỉ sbs.com.au/coronavirus.

---

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. 

Xét nghiệm sẵn có ở khắp nơi trên nước Úc. Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy ở nhà và gọi cho bác sĩ của bạn để kiểm tra, hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Xem tin tức và thông tin bằng 63 ngôn ngữ tại: 

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share