Các thị trấn địa phương chiến đấu với hạn hán và số du khách giảm bớt

Tumut River Brewing Co is now one of the largest commercial microbreweries in the NSW Riverina

Tumut River Brewing Co is now one of the largest commercial microbreweries in the NSW Riverina Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tân chính phủ Scott Morrison vừa tái đắc cử được thúc giục là chớ quên những người Úc đang phấn đấu trong cuộc sống tại các vùng miền xa xôi trên nước Úc.


SBS đã đến thăm thị trấn nhỏ bé Riverina thuộc tiểu bang New South Wales và nói chuyện với các tiểu thương về các ưu tiên mà họ đang mong muốn đạt được.

Dưới chân rặng Snowy hùng vĩ thuộc tiểu bang New South Wales, cách Sydney hay Melbourne khoảng 5 tiếng rưỡi lái xe, là một thị trấn Tumut buồn thiu, hiện vang những tiếng rì rầm.

Nhà máy bia sôngTumut đang phát triển về mặt cơ sở cũng như uy tín, khi đón nhận khoảng 1500 du khách đến viếng thăm vào mỗi cuối tuần.

Nhà máy được khánh thành hồi năm 2014 đằng sau một cửa hàng bán võ xe hơi, được xem là nhà máy sản xuất bia nhỏ nhất ở nam bán cầu.

Nay nó trở thành một trong những nhà máy bia lớn nhất trong vùng, gấp 10 lần cơ sở ban đầu và sản xuất được 35 ngàn lít bia mỗi tháng.

Đồng chủ nhân lả ôngTim Martin nói rằng, công ty nay chỉ mới bắt đầu cân bằng thu chi mà thôi.

“Vâng tình trạng trông tệ quá, không phải là do rượu mà là những thức uống thông thường, các loại thức uống địa phương".

"Chúng tôi có một số dân địa phương ủng hộ và gây ngạc nhiên cho chúng tôi, thế nhưng họ chỉ chiếm khoảng 5 phần trăm dân số của thị trấn, còn lại là uống Carlton và Toohey, cũng giống như bầu cử thị trấn nhỏ bé nào khác".

"Vấn đề là các sản phẩm tiểu thủ công nghệ tạo sự khác biệt, nó giúp quí vị cảm thấy đặc biệt, giúp cho du khách thấy được những gì đặc biệt và phấn khởi trong việc khám phá một nơi họ đến thăm một cách xứng đáng”, Tim Martin.

Thế nhưng thị trấn nói trên vẫn còn trong cơn khô hạn, với ngành du lịch cũng giảm bớt dần và các chủ doanh nghiệp hiện lo chuyện sáng tạo các mặt hàng mới.

Ông David McDougall và vợ là bà Ellen Webb, là chủ nhân của quán rượu cũ xưa nhất tại Tumut, có tên là The Oriental, đã khởi đầu việc chưng cất rượu gin Pretty Parrot, hồi tháng 9 năm rồi.

Bà Webb hy vọng, việc xử dụng các chất liệu bản xứ Úc trong việc chưng cất rượu, sẽ thu hút sự chú ý của dân địa phương lẫn quốc tế.

“Người dân Tumut thực sự ủng hộ chúng tôi trước lễ Giáng sinh, họ đến mua nhiều rượu và quà tặng vì vậy thương vụ thực sự phát đạt".

"Rồi chúng tôi cũng tiếp cận một nhà xuất cảng người Hoa độ 3 tuần lễ trước, với hy vọng các sản phẩm của Úc sẽ được chào đón bên đó”, Ellen Webb.

Được biết Tumut là một thị trấn kỹ nghệ và là nơi thực hiện kế hoạch Thủy Điện Snowy 2.0.

Dự án trị giá 4 tỷ rưỡi đô la, hiện được chính phủ Morrison bán đi, nhằm hạ thấp giá cả điện năng.
"Do việc chạy theo đuổi cái đuôi một cách buồn cười nầy, để chứng tỏ rằng chúng tôi có giá trị và xứng đáng với ngân khoản nói trên, nên chúng tôi chưa hề nhận được một ngân khoản nào cả”, Tim Martin.
Thị trưởng Snowy Valleys là ông James Hayes nói rằng, cộng đồng sẽ nhận được các lợi lộc từ một phần của dự án.

“Đập thủy điện Snowy quả là một nơi gây nhiều phấn khởi cho cộng đồng chúng tôi và hy vọng sẽ là những thuận lợi cho thương nghiệp bắt nguồn từ đó".

"Thế nhưng những gì chính tôi trông thấy, là một số quỹ của Thủy điện Snowy vẫn còn ở trong vùng và chúng tôi chưa có thể cân nhắc việc tiếp cận các quỹ nói trên".

"Chúng tôi muốn thấy một quỹ di sản được thiết lập, nhằm giúp đỡ cộng đồng phát triển và cũng để dự phòng cho tương lai nữa”, James Hayes.

Và theo nghị viên Cate Cross, thì hạ tầng cơ sở là một ưu tiên then chốt.

“Hạ tầng cơ sở đã được thiết lập khi giai đoạn đầu tiên của Thủy Điện Snowy bắt đầu, vì vậy nó đã cũ kỷ rồi và không đáp ứng được cho mục đích nào thêm nữa".

"Chúng tôi thực sự cần có các quỹ được bơm vào, để phục hồi mọi chuyện. Với tân chính phủ, tôi muốn thấy có việc đầu tư thực sự là tâm điểm của chúng tôi, đầu tư vào các thị trấn của chúng tôi”, Cate Cross.

Tại các vùng khô hạn của nước Úc, người ta nói đến sự kiện ‘tiền bạc khô hạn’ hay ‘cháy túi’, do số du khách giảm bớt và cộng đồng tại thị trấn cũng dè sẻn vấn đề chi tiêu.

Với nhiều cửa hiệu chọn cách đóng cửa vào dịp cuối tuần, ông Tim Martin tin rằng sẽ khó khăn hơn cho các doanh nghiệp tại các thị trấn nhỏ bé có thể tồn tại.

“Chúng tôi chưa bao giờ đủ điều kiện, để được hưởng bất cứ ngân khoản nào. Mỗi lần chúng tôi cố gắng xin, từ lúc trước kia khi còn nhỏ bé cho đến bây giờ, luôn luôn là những lời xin lỗi".

"Vì vậy khởi đầu chúng tôi không phải là một công ty và rồi chúng tôi chỉ mới khởi nghiệp nên chưa đủ điều kiện, bởi vì ngân khoản chỉ để dành cho việc bành trướng của các doanh nghiệp hiện hữu".

"Rồi chúng tôi là một công ty hoạt động và cần phát triển, nhưng cũng không đủ điều kiện vì chúng tôi chỉ mới đăng ký công ty và mới chuyển từ việc cộng tác, sang hình thức công ty mà thôi".

"Do việc chạy theo đuổi cái đuôi một cách buồn cười nầy, để chứng tỏ rằng chúng tôi có giá trị và xứng đáng với ngân khoản nói trên, nên chúng tôi chưa hề nhận được một ngân khoản nào cả”, Tim Martin.

Ông Tim Martin cho biết, việc tài trợ sẽ giúp các doanh nghiệp như công ty của ông, có thể bành trướng ra khỏi ranh giới của các thị trấn nhỏ bé, cũng như mang các kế hoạch đầu tư vào những nơi nầy.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share