Tuần lễ NAIDOC mang ý nghĩa gì?

Brian Liddle Jr participates in a NAIDOC week march in Melbourne in 2018

Brian Liddle Jr participates in a NAIDOC week march in Melbourne, 2018. Source: AAP Image/Daniel Pockett

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ước muốn từ lâu của người Thổ dân và dân bán đảo Torres là được tham gia vào vai trò hoạch định kế hoạch của nước Úc và vấn đề nầy nay lại được nêu lên trong tuần lễ NAIDOC năm nay, bắt đầu từ ngày 7-14 tháng 7 sắp tới.


NAIDOC là tiếng viết tắt các chữ bắt đầu của National Aborigines and Islanders Day Observance Committee, tạm dịch là ‘Ủy ban Quan sát Ngày của người Thổ dân và dân bán đảo Torres trên Toàn quốc’, vốn bắt nguồn từ những hoạt động diễn ra trong thập niên 1920 và 30.

Vào ngày Australia Day năm 1938, những người biểu tình diễn hành khắp các đường phố Sydney, trong một sự kiện họ gọi là Ngày Tưởng Niệm – Day of Mourning.

Sự thành công của sự kiện nói trên dẫn đến ngày lễ Ngày Tưởng Niệm được đánh dấu hàng năm vào ngày chủ nhật trước ngày Australia Day, trong những gì được xem là Ngày Toàn quốc của người Thổ dân.

Ngày kỷ niệm nầy cuối cùng dời sang tháng 7, để trở thành một trong những ngày cử hành về văn hóa của người Thổ dân.

Kể từ năm 1975, ngày lễ hàng năm được chuyển thành một tuần lễ, với các sự kiện đánh dấu từ chủ nhật đầu tiên, cho đến chủ nhật thứ hai trong tháng 7.

Đồng chủ tịch Ủy ban Naidoc toàn quốc, ông John Paul Janke nói rằng, những cuộc tranh đấu lâu dài để có được một hiệp ước và tiến trình được biết là nói thật, hiện được phản ảnh trong chủ đề năm nay là ‘Tiếng Nói, Hiệp ước và Sự Thực. Chúng ta hãy cùng nhau kiến tạo một tương lai chung’.

“Ủy ban Naidoc cảm thấy các vấn đề đó hầu như là những bọt nước trôi đi qua nhiều thế hệ, người Thổ dân luôn luôn yêu cầu có được tiếng nói trong các vấn đề có ảnh hưởng đến họ".

"Chúng tôi đã yêu cầu nên có một hiệp ước, hay văn kiện tương tự trong nhiều thế hệ đã qua và chúng tôi tin rằng cách thức tốt đẹp nhất, là tiến hành một cuộc hội thảo nói thật".

"Đó là chuyện kể về lịch sử thực sự của đất nước nầy và cũng là những gì mà Ủy ban Naidoc cảm thấy nay là lúc để tiến hành”, John Paul Janke.

Ông cho biết những gì bắt đầu là một phong trào phản kháng, nay trở thành một tuần lễ ăn mừng.

“Hôm nay cộng đồng Thổ dân tổ chức việc ăn mừng của sự sống còn của mình và cũng chào mừng một lịch sử phong phú của họ, các nền văn hóa khác biệt cũng như chia xẻ những hiểu biết".

"Tôi nghĩ trong hoàn cảnh cộng đồng Thổ dân lớn mạnh hơn bao giờ hết, thì mỗi năm các buổi lễ ăn mừng ngày càng lớn lao hơn".

"Còn trong các cộng đồng không phải là Thổ dân, các buổi lễ ăn mừng cũng gia tăng mà trong thực tế, nhiều cộng đồng không phải là Thổ dân và các tổ chức, đều cử hành tuần lễ Naidoc và xem đây là một cơ hội, để gắn bó với cộng đồng người Thổ dân và dân bán đảo Torres”, John Paul Janke.
"Chúng ta phải đối mặt với những gì xảy ra hôm nay và tôi nghĩ rằng, đó là một yếu tố khác khi việc nói thực, có thể giúp chúng ta hiểu biết tốt đẹp hơn các thử thách và nhiều bất lợi, mà người Thổ dân và dân bán đảo Torres hiện đối mặt và rồi hoàn thành các giải pháp một cách tốt đẹp hơn”, Richard Weston.
Trong khi đó, một phụ nữ bộ tộc Wiradjuri Wailwan hành nghề luật sư là bà Teela Reid, khuyến khích những người trẻ Thổ dân hãy cử hàng tuần lễ Naidoc và hiểu biết về tầm quan trọng tiếng nói của chính họ.

“Naidoc là một cơ hội tốt cho những người trẻ để hồi tưởng cuộc hành trình của chính gia đình họ, cũng như lịch sử phản kháng của cộng đồng, thế nhưng cũng gia tăng việc chấp nhận thử thách".

"Nay họ hiểu rằng dù họ còn trẻ, thế nhưng tiếng nói của họ cũng quan trọng ngang bằng những người khác trong cuộc đối thoại đó. Họ không nên sợ hãi nhưng phải can đảm, để đứng lênh tranh đấu cho chính mình, cho đất nước và bảo đảm rằng, không có vấn đề nào mà tiếng nói của họ không được nghe thấy, trong các cuộc thảo luận nầy”, Teela Reid

Một trong các sự kiện chính của lễ hội là Buổi Trao Tặng Giải thưởng Naidoc toàn quốc, năm nay được tổ chức tại Canberra vào ngày thứ bảy 6 tháng 7 sắp tới.

Buổi lễ nhìn nhận các đóng góp xuất sắc của người Thổ dân Úc nhằm cải thiện cuộc sống của người Thổ dân, cổ võ cho các vấn đề của Thổ dân trong cộng đồng rộng lớn và nhìn nhận những cá nhân xuất sắc trong các lãnh vực chuyên môn.

Người đứng đầu Hiệp Hội Hàn Gắn – Healing Foundation là ông Richard Weston nói rằng, những người được tưởng thưởng thường là những ai dấn thân trọn đời để giúp đỡ tha nhân.

“Nhiều người trong số họ đã dâng hiến cả đời cho gia đình và cộng đồng, do vậy sự nhìn nhận là hết sức quan trọng".

"Đó là một sự kiện, đoàn kết người Thổ dân và dân bán đảo Torres trên khắp nước lại với nhau".

"Cơ hội đó liên kết họ với nhau để ăn mừng và kỷ niệm, mà tôi tin chắc rằng những thành phần khác của nước Úc, sẽ rút ra những điều hay đẹp từ đó”, Richard Weston.

Được biết Hiệp hội nói trên hoạt động nhầm hỗ trợ cho những người Úc gốc Thổ dân, vượt qua những chấn thương tâm lý, bằng cách song hành với các cộng đồng trong việc phát triển các giải pháp hàn gắn các vết thương tâm lý.

Được biết hiệp hội đã hoạt động gần 10 năm qua và đã giúp đỡ được 45 ngàn người, trong đó có 7 ngàn người thuộc Thế Hệ Bị Đánh Mất.

Ông Richard Weston nói rằng, tiến trình được biết là nói thật, là một ước vọng then chốt của người Thổ dân Úc.

Ông cho biết, tiến trình có thể hoạt động cả trong các cách thức chính thức lẫn bán chính thức, khác biệt với việc đề ra một kỷ lục trong việc đối xử với người Thổ dân của nước Úc, ông còn thấy đây là một cơ hội để cải thiện tình trạng hiện tại của họ.

“Đó không phải là chuyện đổ lỗi, có tội hay sỉ nhục, tất cả không phải là chuyện đó, mà là sự thực về những gì đã xảy ra, nhìn nhận về những gì chúng ta không thể thay đổi chuyện đã diễn ra, chúng ta không thể thay đổi quá khứ, cũng như chúng ta không có một cơ hội thứ hai, mà phải sống với hậu quả của những gì xảy ra".

"Chúng ta phải đối mặt với những gì xảy ra hôm nay và tôi nghĩ rằng, đó là một yếu tố khác khi việc nói thực, có thể giúp chúng ta hiểu biết tốt đẹp hơn các thử thách và nhiều bất lợi, mà người Thổ dân và dân bán đảo Torres hiện đối mặt và rồi hoàn thành các giải pháp một cách tốt đẹp hơn”, Richard Weston.

Được biết năm nay SBS cộng tác với Ủy ban Toàn quốc của Naidoc, để chuẩn bị các tài nguyên cho các giáo chức thuộc các lớp tiểu học và trung học, rồi các thầy cô giáo có thể truyền đạt cho các học sinh và chia xẽ các quan điểm của người Thổ dân.

Các thi tiết có thể tìm thấy trên trang mạng sbs.com.au/learn/naidoc ((https://www.sbs.com.au/learn/naidoc))
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share