Bầu cử 2016: Thế nào là cuộc bầu cử sau khi giải tán quốc hội

Tuần lễ duyệt xét dự luật tại Canberra

Tuần lễ duyệt xét dự luật tại Canberra Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Lời đe dọa của Thủ tướng Malcolm Turnbull đối với các Thượng nghị sĩ độc lập là, hoặc thông qua dự luật về quan hệ lao tư, hoặc có thể đối diện với việc giải tán Quốc hội để bầu cử, việc nầy có thể báo trước một sự kiện chính trị hiếm hoi.


Lời đe dọa nói trên đã bị nhiều người xem là một hành vi nhằm đe dọa các đảng nhỏ, hay để kiểm soát được Thượng viện. Trong lịch sử nước Úc suốt 110 năm, chỉ có 6 lần giải tán Quốc hội.

Thế nào là giải tán Quốc hội và những hệ lụy của nó, trong lịch sử nước Úc.

Lời đe dọa của Thủ tướng Malcolm Turnbull đã bị nhiều người xem là một hành vi nhằm đe dọa các đảng nhỏ, hay để kiểm soát được Thượng viện.

Trong lịch sử nước Úc suốt 110 năm, chỉ có 6 lần giải tán Quốc hội.

Khi một chính phủ tìm thấy khó có thể thông qua một dự luật qua cả hai viện Quốc hội, Hiến Pháp Úc cho phép một cách thức đặc biệt có thể phá vỡ chu kỳ của việc bầu cử, đó là giải tán Quốc hội để tổ chức bầu cử mới.

Để hiểu được việc nầy như thế nào và lý do vì sao, cần xem lại nền dân chủ nghị viện trong lịch sử nước Úc.

Dựa trên hệ thống Westminster của Anh quốc, chính phủ liên bang hay cơ quan hành pháp, chịu trách nhiệm đối với Quốc hội hay cơ quan lập pháp.

Tại Úc, Quốc hội có hai viện là Thượng viện và Hạ Viện.

Còn các cuộc bầu cử liên bang được tổ chức mỗi ba năm một lần.

Chính phủ được hình thành do đảng chiếm đa số tại Hạ Viện.

Còn Thượng viện là nơi để duyệt xét lại các dự luật.
Giáo sư chuyên về khoa chính trị thuộc đại học Adelaide ở Nam Úc, ông Clem McIntyre nói rằng, giải tán lưỡng viện Quốc hội để mở cuộc bầu cử mới là một nỗ lực quan trọng.

“Một cuộc bầu cử thông thường sẽ bầu lại Hạ Viện với 150 dân biểu và phân nửa Thượng viện”.

“Có 12 Thượng nghị sĩ đại diện cho mỗi tiểu bang và 2 người cho mỗi vùng lãnh thổ”.

“Trong cuộc bầu cử thông thường, phân nửa Thượng nghị sĩ trong đó có 6 người thuộc các tiểu bang, được bầu với nhiệm kỳ 6 năm và 2 từ các lãnh thổ, được bầu với nhiệm kỳ 3 năm”.

“Trong trường hợp giải tán Quốc hội, tất cả 76 ghế nói trên sẽ bị bỏ trống và mỗi tiểu bang sẽ bầu 12 tân nghị sĩ và mỗi lãnh thổ bầu 2 người”.

“Đối với 12 vị Thượng nghị sĩ, thì 6 người sẽ có nhiệm kỳ 3 năm và 6 người còn lại sẽ có nhiệm kỳ 6 năm”.

“Vì vậy việc luân lưu con số nửa nghị sĩ, sẽ thực hiện vào mỗi cuộc bầu cử như bình thường”.

Đối với các cuộc bầu cử sau khi giải tán Quốc hội, chính phủ cần có dự luật bị ngăn chận trong một số điều kiện.

Giáo sư McIntyre giải thích việc nầy liên quan đến một dự luật đặc biệt, mà hai viện Quốc hội liên bang bất đồng trong việc thông qua.

“Hiến Pháp qui định, nếu có sự bất đồng giữa Hạ Viện và Thượng viện về một dự luật nào đó, chính phủ có khả năng tổ chức bầu cử sớm, để giải quyết tình trạng đó”.

“Vì vậy một dự luật nguyên thủy được Hạ Viện thông qua và bị Thượng viện ngăn cản 2 lần, cũng như có khoảng cách là 3 tháng giữa lần ngăn chận đầu tiên và lần thứ hai”.

“Nếu điều nầy xảy ra, Thủ tướng có thể đến vị Tổng toàn quyền và cho biết, “ Thượng viện hiện từ chối thông qua dự luật nầy, mà Hạ Viện đã chấp thuận. Tôi yêu cầu giải tán Quốc hội để dọn sạch Hạ Viện cũng như Thượng viện và tổ chức một cuộc bầu cử mới, sau đó nếu chúng tôi được tái cử, dự luật có thể được tái đệ trình ra trước Quốc hội”.

Vị Tổng toàn quyền đại diện cho Quốc trưởng nước Úc hay Nữ hoàng, sẽ hành động theo khuyến cáo cuả Thủ tướng, trong việc giải tán cả hai viện Quốc hội.
“Vì vậy, ngay cả khi có việc giải tán Quốc hội mang lại kết quả là chính phủ trở lại nắm quyền, vẫn không có bảo đảm nào là Thượng viện sẽ hợp tác với chính phủ”. Tiến sĩ Barry York, sử gia tại Viện bảo tàng Dân chủ Úc.

Trong lịch sử nước Úc, chỉ có 6 lần xảy ra chuyện giải tán Quốc hội.

Vụ đầu tiên xảy ra vào năm 1914 về công việc của nghiệp đoàn trong ngành dịch vụ công.

Lần mới nhất là năm 1987, cũng do một chính phủ Lao động, thế nhưng lần nầy xử dụng một dự luật về việc giới thiệu thẻ căn cước toàn quốc.

Vào năm 1950, chính phủ Liên đảng bảo thủ của Thủ tướng Robert McKenzies hy vọng một dự luật cấm đảng Cộng sản Úc hoạt động, có thể khiến dẫn đến việc giải tán Quốc hội, thế nhưng cuối cùng đã được Thượng viện do Lao động chiếm đa số thông qua.

Tiến sĩ Barry York là một sử gia tại Viện bảo tàng Dân chủ Úc thuộc tòa nhà Quốc hội cũ ở Canberra.

Ông cho biết vào năm 1951, Thủ tướng McKenzies thử một lần nữa, khi xử dụng việc một dự luật không được thông qua ở Thượng viện, để bảo đảm một khối đa số tại Thượng viện sau cuộc bầu cử.

“Chính phủ Menzies chống đối lại các cố gắng của chính phủ Lao động tiền nhiệm do ông Ben Chiffley lãnh đạo, nhằm quốc hữu hóa các ngân hàng”.

“Và cuộc tranh luận về những bế tắc hồi năm 1951, được gọi là “đạo luật về ngân hàng Commonwealth”, thực sự là hủy bỏ bất cứ âm mưu nào nhằm quốc hữu hóa ngành ngân hàng”.

“Đó là một thí dụ về nguy cơ, liên quan đến việc giải tán Quốc hội của chính phủ, do nội các Menzies cuối cùng đạt được đa số gia tăng, nếu tôi nhớ không lầm”.

Tiến sĩ York cảnh cáo rằng, hành động nầy không bảo đảm việc chính phủ kiểm soát được cả hai viện Quốc hội.

“Điều thú vị đối với quan điểm của một chính trị gia, hoặc quan điểm của một Thủ tướng muốn đi theo con đường đó, việc nầy chẳng khác chi tung một đồng tiền lên để biết được mặt sấp hay ngửa, 5 ăn 5 thua, bởi vì phân nửa các chính phủ đã trở lại nắm quyền, còn phân nửa kia đã thất cử”.

“Dĩ nhiên thêm vào đó là sự phức tạp, với nguy cơ lớn lao đối với Thượng viện ở Úc có thẩm quyền đáng kể, so với các Thượng viện tại các nước khác trong Khối Thịnh Vượng Chung và trong các nền dân chủ đại nghị”.

“Đó là một cơ chế để xét duyệt, thế nhưng cũng có thể bác bỏ một dự luật của Hạ Viện và từ chối việc thông qua một dự luật như vậy, hay có thể tu chính một dự luật”.

“Vì vậy, ngay cả khi có việc giải tán Quốc hội mang lại kết quả là chính phủ trở lại nắm quyền, vẫn không có bảo đảm nào là Thượng viện sẽ hợp tác với chính phủ”.

Và nếu có cuộc bầu cử sau khi giải tán Quốc hội, Thượng viện lại từ chối thông qua dự luật trước đây, cả hai viện Quốc hội có thể được triệu tập trong một khoá họp chung.

Quốc hội hiện nay của Úc sẽ chấm dứt nhiệm kỳ vào ngày 11 tháng 11 sắp tới và một cuộc bầu cử sớm do giải tán Quốc hội phải được thực hiện trước 6 tháng cuối cùng của Quốc hội.

 

 


Share