VIVA: Chăm sóc cao niên trong thời buổi đại dịcih COVID-19

Child visiting grandad during the pandemic

Child visiting grandad during the pandemic to cheer him up Source: Getty Images/RyanJLane

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Lãnh vực chăm sóc cao niên bị tổn thất nặng nề tại Victoria, hiện đối phó những các vụ lây nhiễm lan rộng, khiến hơn 100 người chết trong trận đại dịch coronavirus. Có những bài học từ các gia đình quá tuyệt vọng, khi họ suy xét việc đưa thân nhân vào các viện dưỡng lão trong thời gian đặc biệt khó khăn nầy.


Các cơ sở chăm sóc cao niên trên khắp nước Úc đã phải báo động, với hàng chục nhà dưỡng lão tại Victoria có các cư dân bị lây nhiễm trong những tuần lễ vừa qua.

Giáo sư Andrea Maier, một chuyên viên về chăm sóc cao niên và là giám đốc ngành chăm sóc y tế và cộng đồng tại Bệnh viện Hoàng gia Melbourne cho biết, có một lý do vì sao các cơ sở chăm sóc cao niên trở thành ổ dịch của coronavirus.

“Nếu mọi người sống gần gũi nhau như trong một cơ sở chăm sóc cao niên, thì rủi ro lây nhiễm rất cao hơn nhiều”, Andrea Maier.

Các con số thống kê vừa qua cho thấy cứ 3 vị cao niên trên 65 tuổi thì có một người sinh ra ở ngoại quốc.

Có ít nhất 1,2 triệu người cao tuổi sống trong các viện dưỡng lão, theo các con số từ năm 2017 cho đến 2018, theo tài liệu của Hiệp hội Y tế và Phúc lợi Úc Châu.

Giám đốc của Hiệp hội Chăm sóc Cao niên Đa văn hóa là bà Rosa Colanero cho biết, việc chăm sóc cao niên thường là phương cách sau cùng đối với các gia đình thuộc nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ khác biệt.

“Việc đó có ý nghĩ với gia đình, họ cảm thấy có lỗi bởi vì lúc đó có chuyện phong tỏa thì họ không thể gặp những người thân trong gia đình".

"Đó là một căng thẳng thêm nữa và rồi quí vị thấy các thành viên trong gia đình có thể có các suy nghĩ khác biệt".

"Sự căng thẳng và lo âu thực sự là điều hết sức đáng kể”, Rosa Colenero.

Thời gian chờ đợi trung bình để có một chỗ trong nhà dưỡng lão là 5 tháng, sau khi được một chuyên viên y tế chấp thuận, dựa trên một phúc trình của Ủy ban Năng suất đề nghị.

Bà Colanero cho rằng, các gia đình có người thân được các bác sĩ gia đình thẩm định trước, trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng bất ngờ./

“Để vào một cơ sở chăm sóc cao niên, bác sĩ cần liên lạc với tổ chức My Aged Care và cần có sự thẩm định".

"Hiện nay thông thường thì việc thẩm định quan tâm đến việc liệu đây là chuyện khẩn cấp hay không, một số người đã được cứu xét về các kế hoạch chăm sóc, rồi họ có thể xin chăm sóc tại gia".

"Quí vị cần đủ điều kiện để hưởng trợ cấp cuả chính phủ".

"Ngay trước khi quí vị bắt đầu nghĩ đến cơ sở chăm sóc, thì có những việc khác quí vị phải làm khi đó quí vị cảm thấy thực sự bị căng thẳng”, Rosa Colenero.

Cựu nhân viên chăm sóc cao niên là bà Michelle cũng gặp khó khăn, trong việc làm thế nào để hệ thống giải quyết, khi cha mẹ lớn tuổi của bà yêu cầu được chăm sóc với mức độ cao hơn.

Bà nêu ra hệ thống với 3 ngàn cơ sở chăm sóc cao niên tại Úc, nói một thứ ngôn ngữ nước ngoài.

Bà cũng cám ơn, khi mẹ bà được vào cơ sở chăm sóc trước, bằng cách yêu cầu một người chăm sóc giúp bà đi mua sắm và dọn dẹp một vài năm, trước khi được vào một cơ sở chăm sóc cao niên.

“Bà ta có người chăm sóc đến nhà để giúp đỡ trong việc đi mua sắm và những công việc khác trong vài năm qua".

"Tiếng Hoà Lan của mẹ tôi và người chăm sóc cũng nói được ngôn ngữ nầy, vì vậy khi chuyển sang việc chăm sóc ở cấp độ cao hơn và cần chăm sóc nhiều hơn, thì mọi việc dễ dàng hơn nhiều”. Michelle.

Trong khi bà Michelle cảm ơn về chuyện mẹ bà được vào một cơ sở chăm sóc cao niên vô vụ lợi, nơi nầy đã hành động nhanh chóng và độc lập trước các khuyến cáo cuả chính phủ, đặc biệt đó là thời điểm mà bà Michelle mất đi người cha, một ngày trước khi cơ sở bắt đầu giới hạn người thăm viếng.

“Quả là một thời gian hết sức khó khăn, khi có quá nhiều sự bất định xảy ra trên đất nước nầy".

"Thế nhưng sự kiện mất đi người cha và tìm cách liên lạc với người mẹ, thực sự quả là rất khó khăn”, Michelle.

Gia đình đau buồn nầy tìm thấy một vài sự an ủi, khi cơ sở đó cho phép bà Michelle và con cái được viếng thăm đặc biệt, mặc dù có những giới hạn hết sức chặt chẽ.

“Những vụ viếng thăm nầy khiến bà vui vẻ, cũng như đánh thức bà dậy, nó thực sự giúp bà đối phó mọi chuyện tốt hơn".

"Những gì họ làm, là thường xuyên có những cú gọi qua video 2 hay 3 lần trong tuần, đó là chuyện quan trọng để thấy mặt bà và cũng cho bà thấy được chúng tôi".

"Bà đã mất đi người cha và dần dà sẽ nguôi ngoai chuyện đó".

"Chuyện nầy không hoàn hảo, thế nhưng nó giúp được cho bà tốt hơn”, Michelle.

Nếu quí vị xem xét việc chăm sóc dài hạn cho người thân, giáo sư Maier đề nghị hãy xem xét các yếu tố về y tế, xã hội và văn hóa của một cơ sở để xem có thích hợp với yêu cầu của quí vị hay không.

Cũng có các câu hỏi thiết yếu mà quí vị nên nêu ra.

“An toàn, an toàn và an toàn, là chuyện đầu tiên".

"Nếu chúng ta có một vụ bùng phát mới đây tại cơ sở, thì chúng ta sẽ xử trí như thế nào?

"Có dính líu đến bác sĩ toàn khoa hay không? Làm thế nào để ban quản lý đối phó?".

"Nếu quí vị ở trong một phòng đơn, quí vị có thể cách ly nếu xảy ra vụ bùng phát".

"Hãy nói chuyện với các cư dân khác nếu họ cảm thấy an toàn, nói chuyện với các thành viên khác trong gia đình".

"Những loại tin tức được cung cấp trong tuần qua, để thực sự liên lạc với gia đình, hầu có ý kiến tốt hơn về cơ sở chăm sóc cao niên trong trường hợp xảy ra đại dịch?”, Andrea Maier.

Mẹ của bà Margaret là một người sinh trưởng tại Scri Lanka đã phải vào một viện dưỡng lão, khi gia đình không thể giữ an toàn tại nhà do chứng sa sút trí tuệ.

Bà Margaret không tiết lộ tên thật, từ việc viếng thăm hàng ngày đã chuyển qua là người duy nhất được gặp mẹ và nói chuyện qua video mỗi tuần một lần, khi các cơ sở chăm sóc cao niên trên khắp nước Úc, bắt đầu giới hạn số người viếng thăm.

Quả là khó khăn cho bà Margaret, khi bà là người thân duy nhất tại Queensland, trong khi những người khác không thể viếng thăm do biên giới đóng cửa.

Bằng cách chọn vào một cơ sở chăm sóc cao niên, bà cảnh cáo việc phán đoán một cơ sở bằng hình thức bên ngoài.

“Họ nói rằng các cơ sở đó đạt được nhiều sao, thế nhưng cuối cùng nếu quí vị không ở thứ hạng nhiều sao như vậy, tôi không nghĩ họ đã chăm sóc tốt và thích hợp đâu”, Margaret.
"Vì vậy có những cách thức khác để thẩm định hệ thống, thế nhưng luôn luôn cũng có các cách thức khác để hỗ trợ”, Rosa Colenero.
Bà Margaret nhận xét thấy mẹ bà ngày càng yếu đi trong việc di chuyển cũng như giao tiếp, kể từ khi mẹ bà được chuyển vào một viện dưỡng lão hơn một năm trước.

Bà thất vọng vì người mẹ chỉ được tắm mỗi tuần một lần, do thiếu hụt nhân viên.

Sự thiếu hụt nhân viên trong ngành chăm sóc cao niên là một khó khăn nghiêm trọng, mà có đến 89 phần trăm những người được hỏi nêu ra, trong một phúc trình mới đây, được Liên hiệp Y tá và Hộ Sản Úc công bố.

Bà Margaret cũng báo động về việc thiếu các trang thiết bị bảo vệ cá nhân, cũng như tiêu chuẩn kiểm soát việc lây nhiễm, tại cơ sở chăm sóc cao niên sang trọng của mẹ bà.

“Vì vậy tôi thực sự phải mang khẩu trang và chuyện đó rất khó chịu, cũng như nhiệt độ nữa khi họ lấy nhiệt độ của mọi người".

"Khi quí vị nhìn vào tờ giấy mà mọi người ký vào, quí vị thấy mỗi người có cùng nhiệt độ, đó là điều tuyệt đối không thể được, vì vậy việc đo nhiệt độ chẳng hữu hiệu”, Margaret.

Trong điều kiện bình thường, giáo sư Maier đề nghị việc viếng thăm một vài cơ sở chăm sóc vài lần, để xem nơi nầy có sạch sẽ thơm tho hay không, các nhân viên có thân thiện với khách viếng thăm hay không, để phán đoán liệu đó có phải là nơi thích hợp cho người thân của mình hay không.

Thế nhưng vào những ngày nầy với các hạn chế chặt chẽ, nhiều cơ sở chăm sóc hiện đề nghị viếng thăm qua video.

Giáo sư Maier khuyến cáo là nên tự mình kiểm tra bằng cách xem xét một số dấu hiệu.

“Trắc nghiệm các khả năng để thấy được các cơ sở trong chuyến viếng thăm".

"Việc quản lý cuả các y tá và họ phản ứng như thế nào, trước các câu hỏi đặt ra?

"Có thể quí vị có một cuộc viếng thăm vào chiều chủ nhật, để có thể thấy được áp lực cao hơn một chút của các nhân viên đang làm việc, hầu biết được cơ sở có sức linh động hay không”, Andrea Maier.

Còn theo bà Lisa Johnston, một viên chức giáo dục với tổ chức Seniors Rights Service, thì nay có thể là một thời gian dễ sợ đặc biệt với những vị cao niên mắc chứng sa sút trí tuệ, sống trong các viện dưỡng lão.

Tổ chức cố vấn vô vụ lợi cho người cao niên đã nhận được dịch vụ chế độ do liên bang tài trợ, tổ chức nầy đã tràn ngập với các cú gọi của các vị cao niên và gia đình, lo lắng trong thời gian có đại dịch COVID-19.

Bà Johnston cho biết, tổ chức nầy là nơi sẵn sàng cung cấp các cuộc đàm thoại 3 chiều, với gia đình và các thông dịch viên nếu cần.

“Mối quan tâm chính có lẽ là rào cản ngôn ngữ".

"Với các vị cao niên trong các cơ sở chăm sóc khi việc viếng thăm bị giảm bớt, rất nhiều vị thuộc các nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ khác nhau, đã cảm thấy ngày càng khó khăn hơn để liên lạc với nhân viên, đặc biệt là khi có ít nhân viên nữa".

"Có những nhân viên tạm thời có thể không biết rõ các cư dân trong các cơ sở khác nhau, vì vậy có những gương mặt mới, đặc biệt là họ lại mang khẩu trang, đến với người bị chứng sa sút trí tuệ".

"Nếu có người đến với họ đeo mặt nạ khi họ chỉ có một mình, thì đây có thể là chuyện gây nhiều ám ảnh”, Lisa Johnston.

Còn bà Michelle nói rằng, mọi người cảm thấy ngày càng khó khăn cho gia đình bà trong một vài tháng qua, thế nhưng bà cảm ơn nhà cung cấp việc chăm sóc cao niên cho mẹ bà, thêm nhân viên để tránh các rủi ro lây nhiễm từ các nhân viên tạm thời.

Bà tin tưởng rằng, việc giao tiếp tốt với một viện dưỡng lão là tiêu chuẩn then chốt, cho các gia đình trong thời buổi đại dịch.

“Tôi cảm thấy có thể gọi và liên lạc với nhân viên hay giám đốc, hoặc nhân viên văn phòng vào bất cứ giờ giấc nào".

"Họ nhanh chóng liên lạc với tôi vào bất cứ lúc nào tôi cần đến”, Michelle.

Các nghiên cứu của Bộ Y Tế tìm thấy rằng trong năm 2015, có 26 phần trăm những người nhận được sự chăm sóc tại gia, là thuộc các nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ khác nhau.

Bà Colenero nói rằng, điều nầy cho thấy các gia đình đa văn hóa muốn giữ người thân cao niên tại nhà, với việc trợ giúp và hỗ trợ thêm nữa.

“Chẳng hạn như một cụ bà 80 tuổi tắm cho cụ ông 82 tuổi".

"Chuyện nầy không tốt cho cụ bà 80 tuổi, vì bà bị đau lưng khi giúp đỡ cho ông lên xuống giường... vân vân".

"Vì vậy có những cách thức khác để thẩm định hệ thống, thế nhưng luôn luôn cũng có các cách thức khác để hỗ trợ”, Rosa Colenero.

Để có thêm thông tin về các chọn lựa chăm sóc cao niên khác nhau, hãy gọi tổ chức My Aged Care ở số 1800 200 422 hay vào trang mạng của tổ chức.

Để được cố vấn luật pháp miễn phí và bảo mật, hãy liên lạc với dịch vụ Seniors Rights Service ở số 1800 424 079.

Nếu quí vị cần thông dịch, xin liên lạc với Dịch vụ Thông Phiên Dịch ở số 131 450.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share