Việt Nam Tuần Qua: Trung Quốc công bố Công Hàm Phạm Văn Đồng để khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa

Foreign Ministry Spokesperson Geng Shuang

Foreign Ministry Spokesperson Geng Shuang Source: AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ngày 17/4/2020, Trung Quốc gởi công hàm số CML/42/2020 lên Liên Hiệp quốc trong đó viện dẫn ra công hàm do Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ký 1958 gửi Chu Ân Lai công nhận khu vực 12 hải lý của Trung Hoa như là một bằng chứng xác nhận chủ quyền của Trung Quốc tại khu Hoàng Sa. Cho đến nay thì chính phủ Việt Nam vẫn chưa có bất cứ một phản hồi nào về tuyên bố này của Trung Quốc. Và giới chuyên gia pháp luật nghĩ gì về tính pháp lý của những công hàm này trong mối tương quan lịch sử và luật pháp quốc tế?


Trong công hàm số CML/42/2020 về Biển Đông của Trugn Quốc gởi lên Liên Hiệp quốc, phản đối Việt Nam ngày 17/4/2020 có đoạn: 

"China có chủ quyền đối với Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Nam Sa và các vùng nước liền kề. China có các quyền chủ quyền và tài phán đối với các vùng biển liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. China có các quyền lịch sử trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Chủ quyền của China đối với Chư đảo Nam Hải cũng như các quyền và lợi ích hàng hải của China ở Biển Đông là đã được thiết lập trong một giai đoạn dài của thực tế lịch sử. Các quyền ấy đã được gìn giữ bởi các Chính phủ China kế tiếp nhau và là nhất quán với luật quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Chính phủ China bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với nội dung trong các Công hàm của Việt Nam số 22/HC-2020, số 24/HC-2020 và số 25/HC-2020.

Chủ quyền của China đối với Quần đảo Tây Sa và Quần đảo Nam Sa là được công nhận rộng rãi bởi cộng đồng quốc tế. Chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận điều ấy một cách rõ ràng. Ngày 4 tháng Chín năm 1958, Chính phủ China ban hành bản Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải của Trung Quốc, công bố bề rộng lãnh hải mười-hai-hải-lý, và quy định rằng, “Điều khoản này áp dụng cho mọi lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm […] Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa, Quần đảo Nam Sa và mọi đảo khác thuộc China”. Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam đã gửi một công hàm ngoại giao tới Tổng lý Quốc vụ viện China Chu Ân Lai, long trọng tuyên bố rằng “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”, và rằng “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy”. Trước những năm đầu 1970, Việt Nam đã chính thức công nhận rằng Quần đảo Tây Sa và Quần đảo Nam Sa đã luôn là những phần không thể tách rời của lãnh thổ China từ thời cổ đại. Lập trường này đã được phản ánh trong các tuyên bố và công hàm của chính phủ Việt Nam, cũng như các bản đồ, sách giáo khoa và báo chí chính thống của nước này." (Dịch giả: Ngô S. Đồng Toản - 20-4-2020)

Đều khoản 'estopel' là gì và công hàm này của Trung Quốc cũng như công hàm 1958 do Phạm Văn Đồng ký có giá trị gì trong tương quan lịch sử và pháp lý quốc tế vào thời điểm nó ra đời cũng như hiện nay?

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share