Việc tiêm chủng vắc xin vẫn là vấn đề trên khắp thế giới

French MPs debate the bill instituting the compulsory vaccine pass

French MPs debate the bill instituting the compulsory vaccine pass Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Vắc xin vẫn là vấn đề khó khăn tại nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó một số chính phủ hiện tìm cách cải thiện mức độ tiêm chủng tại nước mình. Tình hình coronavirus trên khắp thế giới ra sao?


Quốc hội Pháp bỏ phiếu đồng thuận trong việc không cho phép người chưa tiêm chủng được vào nhà hàng, rạp chiếu phim, khu vực thể thao và những nơi công cộng khác.

Đạo luật nầy là tâm điểm của nỗ lực chính phủ, nhằm bảo vệ cho các bệnh viện khỏi bị tràn ngập, giữa lúc các ca nhiễm mới đạt mức kỷ lục.

Ông Richard Ferrand, Chủ tịch quốc hội Pháp loan báo kết quả có 215 phiếu thuận và 58 phiếu chống.

Quốc hội thông qua dự luật nhằm tăng cường trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng y tế.

Trong khi đó Tổng thống Emmanuel Macron hy vọng thúc đẩy dự luật được thông qua nhanh hơn, nhưng nó đã bị trì hoãn một chút do sự phản đối từ các nhà lập pháp cả cánh hữu lẫn cánh tả, với hàng trăm đề nghị sửa đổi.

Được biết có hơn 91 phần trăm người trưởng thành ở Pháp đã được tiêm chủng đầy đủ và một số nhà phê bình đã đặt câu hỏi, liệu ‘thẻ tiêm chủng’ có tạo ra nhiều khác biệt hay không.

Luật pháp cũng áp dụng các khoản phạt nặng hơn, đối với các thẻ giả mạo và cho phép kiểm tra lý lịch để tránh gian lận.

Tại Hoà Lan, hàng ngàn người đã tuần hành ôn hòa qua thành phố Amsterdam để phản đối các biện pháp ngăn chặn coronavirus của chính phủ.

Chính phủ đã nới lỏng việc phong tỏa vào thứ Sáu, cho phép các cửa hàng không thiết yếu, trường đại học, câu lạc bộ thể thao và các ‘doanh nghiệp liên hệ’ như tiệm làm tóc, mở cửa trở lại lần đầu tiên sau gần một tháng.

Thế nhưng trong khi nhiều cơ sở kinh doanh có thể mở cửa vào thứ Bảy cho đến 5 giờ chiều, các quán rượu, nhà hàng, viện bảo tàng và nhà hát vẫn đóng cửa, do số ca COVID-19 tăng chóng mặt.

Một người biểu tình Sandra Barbosa bày tỏ niềm tin của nhiều người trong số họ.

“Tôi nghĩ việc tiêm chủng là một sự lựa chọn, mọi người nên cảm thấy phải làm gì. Đó là cơ thể của chính chúng ta và đây là điều tôi suy nghĩ".

"Thế nhưng Thẻ Corona này là một hạn chế lớn đối với xã hội và tất cả chúng ta đều đang trải qua những khoảnh khắc tồi tệ, về cơ hội kết nối với người thân và bạn bè của chúng ta".

"Có quá nhiều ràng buộc khiến điều này chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, đối với sức khỏe tinh thần của chúng ta và tôi hy vọng mọi thứ sẽ sớm thay đổi”, Sandra Barbosa.

Trong khi đó hàng chục người đã tụ tập ở Madrid vào thứ Bảy để biểu tình chống lại các hạn chế COVID-19, khi Tây Ban Nha cố gắng kiềm chế sự gia tăng bất thường về các trường hợp vi rút gần đây.

Những người biểu tình tuần hành đến Quốc hội Tây Ban Nha, mang theo các tấm biểu ngữ có nội dung ‘Bạo chúa’ và ‘Tội ác chống lại loài người’.

Những người biểu tình như Jesús Díaz đã lên tiếng phản đối các biện pháp, bao gồm việc bắt buộc sử dụng khẩu trang ở ngoài trời và tiêm phòng vắc xin.

“Tôi quan tâm lớn lao đến việc tiêm chủng cho trẻ em".

"Tôi nghĩ nó phải được dừng lại ngay bây giờ, vì có những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với trẻ em, như viêm cơ tim và không có lý do gì để tiêm chủng cho chúng".

"Đó là một loại vắc xin thử nghiệm và những ảnh hưởng lâu dài vẫn chưa được nghiên cứu”, Jesús Díaz.
"Một số khu vực đã dần dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát và hạn chế, các công việc của đại dịch như phòng ngừa và kiểm soát, đã bước vào giai đoạn kết thúc”, Mã Quang Huy.
Trong khi đó các chuyên gia y tế trên thế giới nhấn mạnh rằng vắc xin an toàn và hiệu quả, trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo và tử vong, kể cả đối với trẻ em.

Không có bằng chứng nào chứng minh cho những tuyên bố sai lạc của người biểu tình.

Chính phủ Áo đã công bố kế hoạch sửa đổi đối với quy định nghiêm ngặt về vắc xin, hiện sẽ áp dụng cho tất cả mọi người từ 18 tuổi, thay vì 14 như dự định trước đây.

Thủ tướng Áo, ông Karl Nehammer cho biết kế hoạch ​​bắt đầu vào tháng 2, sẽ gồm 3 giai đoạn.

Đầu tiên từ tháng tới, chính quyền sẽ viết thư cho từng gia đình để nhắc nhở họ về các quy định mới, rồi từ giữa tháng 3 cảnh sát sẽ bắt đầu kiểm tra tại chỗ tình trạng tiêm chủng của người dân, với mức phạt lên đến 950 đô la hay 600 đồng Euro, nếu không có bằng chứng về việc tiêm chủng.

Nếu điều này không đủ để thúc đẩy tỷ lệ tiêm chủng quốc gia, chính phủ sẽ chuyển sang giai đoạn 2, đó là thư nhắc nhở những người vẫn chưa tiêm chủng.

Và nếu tỷ lệ sau đó vẫn được coi là quá thấp, giai đoạn 3 bắt đầu với những người chưa được tiêm chủng, sẽ được gửi các cuộc hẹn tiêm chủng, với khoản tiền phạt lên đến 5.700 đô la tương đương với 3.600 euro nếu họ không đến.

Thủ tướng Áo hy vọng, giai đoạn đó sẽ không cần thiết.

" Đây là một mô hình có tính cách giai đoạn, được thiết kế theo cách mà chính phủ, Bộ trưởng Y tế, cùng với GECKO tức ‘cơ quan điều phối khủng hoảng liên bang’ có thể đánh giá chính xác tiến độ tiêm chủng ở nước ta".

"Trong trường hợp tốt nhất, chúng tôi thậm chí sẽ không cần giai đoạn thứ 3 này”, Karl Nehammer.

Trong khi đó Thành phố Tây An thuộc trung bộ Trung Quốc dần dần bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế COVID-19, sau khi thành phố này bắt đầu phong tỏa hơn 3 tuần trước để dập dịch tại địa phương.

Một số hoạt động sản xuất, đã khởi động lại trong thành phố.

Ông Mã Quang Huy thuộc Ủy ban Y tế tỉnh Thiểm Tây cho biết, các biện pháp hạn chế đã được dỡ bỏ một phần hoặc hoàn toàn, ở một số cộng đồng được coi là có nguy cơ thấp, cho phép mọi người ra khỏi nhà của họ trong một thời gian giới hạn, để mua các nhu yếu phẩm hàng ngày.

“Các trường hợp được xác nhận trong 5 ngày qua đều được tìm thấy, trong số những người thuộc diện kiểm dịch và nhân viên trong một chu kỳ khép kín".

"Một số khu vực đã dần dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát và hạn chế, các công việc của đại dịch như phòng ngừa và kiểm soát, đã bước vào giai đoạn kết thúc”, Mã Quang Huy.

Trong khi đó theo truyền thông nhà nước, Bắc Kinh báo cáo tình trạng nhiễm omicron tại địa phương đầu tiên vào thứ Bảy, ngay trước khi nước này tổ chức Thế vận hội vào ngày 4 tháng Hai và khoảng 2 ngày trước khi bắt đầu các lễ kỷ niệm Tết Nguyên đán.

Khu dân cư và nơi làm việc của bệnh nhân đã bị phong tỏa và nhà chức trách đang kiểm tra hàng loạt, những người có liên quan đến 1 trong 2 địa điểm.

Còn các trung tâm y tế ở Brazil đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên lên tới 40 phần trăm lực lượng lao động, trong bối cảnh làn sóng mới nhất của các ca nhiễm coronavirus, do biến thể omicron rất dễ lây lan.

Các nhân viên y tế đã được di chuyển giữa các bệnh viện, để giảm thiểu hậu quả của việc thiếu hụt nhân viên.

Và ở Sicily, một y tá đã bị bắt vì bị cáo buộc giả vờ tiêm vắc xin cho một cặp vợ chồng đã kết hôn và nhận được một loại vắc-xin giả từ một đồng nghiệp.

Ý đã nhắm đến đối tượng chưa được tiêm chủng, với một loạt các biện pháp hạn chế coronavirus mới, được chính phủ đưa ra hôm nay Thứ Hai.

Để biết được các dịch vụ y tế và hỗ trợ hiện có bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share