Vắc xin COVID-19 có nhiều tiến triển trong khi các ca nhiễm gia tăng trên toàn cầu

A rally is held in Salt Lake city during the pandemic

A rally is held in Salt Lake city during the pandemic Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một viên chức cao cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO tiên đoán, vắc xin coronavirus có thể được chích ngừa vào tháng 3 năm 2021. Lời bình luận nầy được đưa ra khi con số các ca nhiễm COVID-19 tiếp tục gia tăng tại Âu Châu và Hoa Kỳ.


Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO dự đoán vắc xin coronavirus có thể được tiêm chủng cho những người dễ gặp nguy cơ nhất vào tháng 3 năm 2021, và việc nầy có thể thay đổi cách thức lây lan cuả đại dịch.

Ông Bruce Aylward cho cuộc họp của WHO biết rằng, các kết quả tạm thời từ công ty dược phẫm Pfizer, thì việc thử nghiệm qui mô vắc xin có kết quả rất tích cực.

Ông Joe Biden được xem là Tổng Thống mới đắc cử, tuyên bố về tin tức nhiều hứa hẹn nói trên, sau cuộc họp với lực lượng chiến thuật chống coronavirus.

“Tiến trình phải đặt căn bản vào khoa học và hoàn toàn minh bạch, vì vậy người dân Mỹ có mọi tin tưởng về bất cứ loại vắc xin nào được công nhận là an toàn và hữu hiệu".

"Thách thức trước mắt chúng ta hiện nay vẫn rộng lớn và ngày càng gia tăng".

"Nhu cầu cần có hành động mạnh mẽ chống lại đại dịch nầy, chúng ta vẫn đang đối diện với một mùa đông rất ảm đạm”, Joe Biden.

Trong khi phúc trình của Pfizer ở giai đoạn 3 là tin tức được nhiều người hoan nghênh, thì các bác sĩ và các nhà khoa học cảnh cáo trước việc ăn mừng sớm.

Được biết vắc xin được thử nghiệm với 43.500 người tại 6 quốc gia, mà không nêu lên quan ngại về vấn đề an toàn, thế nhưng không phải mọi dữ kiện đã được công bố tất cả.

Tiến sĩ Simon Clarke là giáo sư tại khoa Vi Sinh Tế Bào thuộc đại học Reading ở Anh quốc nói rằng, chính vắc xin nầy cũng khác biệt với các loại khác.

“Đây hoàn toàn là một cách thức mới về việc điều chế vắc xin, mà người ta đã thử nghiệm việc nầy trong rất nhiều năm, nhưng không thành công".

"Khi quí vị lấy một ít vật liệu di truyền và nhiều mẫu mã rồi chích vào người vào cơ bắp, thì các mô bắp thịt sẽ tiếp nhận chất liệu MRNA, rồi biến thành protein từ virus".

"Vì vậy đó không phải là chính virus, thế nhưng là một chút ít của nó và hệ thống miễn nhiễm của quí vị sẽ nhận ra, rồi tạo nên kháng thể".

"Vì vậy chuyện nầy khác biệt với cách thức mà quí vị thường làm, đó là lấy nguyên con virus rồi giết chúng bằng sức nóng hay hóa chất, sau đó chích vào người để có phản ứng miễn nhiễm”, Simon Clarke.

Tin tức về loại vắc xin sắp được hoàn thành diễn ra, khi Hoa Kỳ trở thành nước đầu tiên vượt quá con số 10 triệu ca lây nhiễm, trong khi đợt 3 của COVID-19 gia tăng.

Tại tiểu bang Utah, tình trạng khẩn cấp được ban hành và việc mang khẩu trang là điều bắt buộc.

Trong khi đó, một vài tiểu bang lớn ở Mỹ đã buộc người dân phải đeo khẩu trang, thế nhưng Thống Đốc thuộc đảng Cộng Hòa là ông Gary Herbert chống lại qui luật buộc toàn thể tiểu bang phải mang khẩu trang, bất chấp số ca nhiễm gia tăng trong 2 tháng qua.

Nay ông nầy cho biết, sự lây lan của virus khiến ông phải thay đổi ý kiến.

“Phần lớn là do tình trạng đông nghẹt tại các bệnh viện của chúng ta".

"Các bệnh viện hiện trên bờ vực không thể tiếp nhận thêm người, đặc biệt tại các phòng chăm sóc đặc biệt".

"Đó không phải là chúng ta không có phòng với 4 bức tường, mà là không có đủ bác sĩ và y tá có thể cung cấp việc chăm sóc y tế”, Gary Herbert

Trong khi đó tại Anh quốc, Thủ Tướng Boris Johnson cho biết xứ Anh, hiện tiến đến cao điểm của đợt lây nhiễm COVID-19 tại đây.

Ông nói rằng, các cuộc thử nghiệm qui mô tại thành phố Liverpool, sẽ giúp ngăn chận được virus.

Chương trình có sự hỗ trợ của quân đội, nhắm vào việc trợ giúp các toán y tế công cộng, theo dõi những người mang mầm bệnh, cũng như những người mà họ đã tiếp xúc.

“Số tử vong hiện gia tăng với mức trung bình mỗi ngày là 300 người chết, gấp đôi con số trong 24 giờ trước đó".

"Còn con số lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện, tăng lên từ 10 ngàn trường hợp trong 2 tuần lễ, nay lên gần 13 ngàn ca vào ngày 5 tháng 11”, Boris Johnson.
"Làm thế nào khi tôi đưa cha tôi vào bệnh viện do một bệnh khác cần được chữa trị, rồi ông dính COVID-19 trong một phòng, không dành cho bệnh nhân COVID-19?”, Elisa Esposito.
Tại Ý, các nhân viên y tế bên ngoài một bệnh viện ở thành phố Naples, hiện cung cấp bình dưỡng khí nhỏ cho những người trên xe hơi, khi họ nối đuôi các xe cứu thương, lúc chở đến bệnh viện những người nghi ngờ nhiễm COVID-19.

Các y tá đi bộ dọc theo các đoàn xe, phân phát các bình dưỡng khí cho những người khó thở, trong khi chờ đợi được nhập viện.

Hôm thứ hai, các viên chức chính phủ Ý quyết định nới rộng các khu vực phong tỏa được gọi là các khu vực đỏ, xa hơn 4 vùng đã được qui định hồi tuần qua, trong một cố gắng khẩn cấp nhằm làm chậm lại sự lây lan của coronavirus.

Tính chung các ca nhiễm được xác nhận tại Ý trong thời gian đại dịch, đã lên đến gần 1 triệu trường hợp.

Cư dân tại Naples là bà Elisa Esposito nói rằng, hệ thống y tế không đáp ứng nổi với tình thế hiện tại.

“Tình hình đáng buồn nầy là do hệ thống y tế tại đây hoàn toàn bị sụp đổ".

"Làm thế nào khi tôi đưa cha tôi vào bệnh viện do một bệnh khác cần được chữa trị, rồi ông dính COVID-19 trong một phòng, không dành cho bệnh nhân COVID-19?”, Elisa Esposito.

Tại những nơi khác trên thế giới, đảng đối lập tại Mã Lai đòi hỏi chính phủ phải chi tiền, vào việc quản lý mức độ lây nhiễm đang gia tăng.

Tại thủ đô Tân Đề Li của Ấn Độ, các bác sĩ cho rằng nạn ô nhiễm không khí hiện gia tăng các nguy cơ lây nhiễm virus, cho các cư dân sống ở các thành thị.

Trong khi đó, các quốc gia thành viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, bác bỏ một lời kêu gọi do Hoa Kỳ hậu thuẫn, cho phép Đài Loan tham dự cuộc họp của WHO, dự trù sẽ bàn về đại dịch.

Trên thế giới, các trường hợp lây nhiễm coronavirus hiện vượt quá 50 triệu trường hợp, với mức gia tăng 10 triệu ca trong 20 ngày qua.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share