Ủy ban Thượng Viện hé lộ về việc COVID-19 gây chết người tại các nơi chăm sóc cao niên ở Victoria

aged care facilities, COVID-19, Victoria, Melbourne

St Basil’s Home for the Aged in Fawkner, Melbourne Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một Ủy ban điều tra Thượng Viện hé lộ nhiều chi tiết về vụ bùng phát dịch bệnh coronavirus tại các viện dưỡng lão ở Victoria. Ủy ban đã nghe nhiều câu chuyện về việc liên lạc tệ hại giữa các chính phủ và thiếu khả năng đối phó với các cộng đồng khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ, trong thời buổi diễn ra cuộc khủng hoảng về COVID-19.


Kinh nghiệm về COVID-19 trên khắp thế giới cho thấy, các bậc cao niên đặc biệt là thành phần dễ gặp nguy hiểm với loại virút nầy.

Nước Úc cũng chẳng có ngoại lệ và không nơi nào căng thẳng hơn là trung tâm của đại dịch, đó là Victoria.

Sự kiện đó đã được cân nhắc cẩn thận với Cố vấn trưởng về Y tế cho chính phủ, giáo sư Brendan Murphy, khi ông xuất hiện trước một Ủy ban của Thượng Viện.

“Trong những tuần lễ vừa qua, đã có nhiều thử thách lớn lao".

'Như chúng ta đều biết, có những thất bại nổi bật trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn chăm sóc và về vấn đề thông tin liên lạc nữa”, Brendan Murphy.

Trong lãnh vực chăm sóc cao niên, đã có 153 vị cao niên tử vong trên toàn quốc Úc.

Có 4 nhà dưỡng lão tại Victoria hiện có hơn 100 trường hợp lây nhiễm.

Nhà dưỡng lão Saint Basil ở khu ngoại ô Fawkner của Melbourne đứng đầu với 142 trường hợp.

Một Ủy ban Thượng Viện đã được thông báo là vụ lây nhiễm đầu tiên diễn ra vào ngày 9 tháng 7.

Thế nhưng Tổng Trưởng phụ trách Chăm sóc Cao niên là ông Richard Colbeck nói rằng, Bộ Dịch vụ Y tế và Nhân Sinh của Victoria, đã không thông báo đến chính phủ liên bang mãi đến 5 ngày sau đó.

“Chúng tôi được Bộ Dịch vụ Y tế và Nhân Sinh thông báo vụ bùng phát coronavirus vào ngày 14 tháng 7".

"Chúng tôi ngay lập tức đã củng cố hệ thống trong bất cứ trường hợp nào xảy ra một vụ lây nhiễm, rồi việc xét nghiệm được thu xếp vào ngày hôm sau”, Richard Colbeck.

Còn Tiến sĩ Nick Coatsworth là Phó Cố vấn Y tế cho chính phủ liên bang nói rằng, việc gián đoạn thông tin khiến mất thời gian, mà nhà cầm quyền không thể để cho mất được như vậy.

“Bằng mọi cách quí vị đối phó với dịch bệnh, thì vấn đề thời gian là rất quan trọng với COVID-19".

'Đó là lý do vì sao chúng tôi luôn luôn xét lại các tình huống như thế nầy, để tìm ra những gì xảy ra và chắc chắn là nó không tái diễn”, Nick Coatsworth.

Trong khi đó, nhân viên tại viện dưỡng lão Saint Basil thuộc Chính Thống Giáo Hy Lạp, có thể liên lạc với cư dân bằng tiếng Hy Lạp.

Thế nhưng giáo sư Murphy nói rằng, sau khi chính phủ liên bang phải can thiệp sau vụ dịch bệnh bùng phát, thì nhà cầm quyền cố gắng tìm kiếm các nhân viên chăm sóc thích hợp hơn.

“Đặc biệt là sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ với các nhân viên phần lớn là người nói tiếng Hy Lạp, còn các cư dân nhiều người có tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh ngữ".

"Do đó nhân viên phục vụ phải thuộc về một nguồn gốc đa dạng”, Brendan Murphy.
“Chúng tôi có các bằng chứng cho thấy sự đối phó với việc bùng phát của nạn dịch đã chậm hơn là mong đợi và ít dứt khoát, khiến cho cư dân gặp nguy cơ bị tổn hại nhiều hơn”, Jacqui Lambie.
Có 67 viện dưỡng lão tại Victoria đã ghi nhận các trường hợp nhiễm virút.

Thế nhưng thượng nghị sĩ Colback từ chối nêu tên các viện dưỡng lão, khi ông cho rằng các cơ sở nhỏ bé đặc biệt đối diện với những khó khăn quá mức.

“Tôi quan ngại về những căng thẳng đối với các cơ sở, do một số yếu tố trong tiến trình nầy".

"Tôi có thể nói cho quí vị biết là, trong lúc quí vị đến từ một cảm nhận đặc biệt là một số cơ sở bé nhỏ, thì khả năng của họ để đối phó với một lượng câu hỏi lớn lao của giới truyền thông, có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ sở đó”, Richard Colbeck.

Trong khi đó, có 10 viện dưỡng lão tại tiểu bang Victoria đã bị chế tài về việc không tuân thủ các qui định, trong đó có Saint Basil, Epping Gardens với 135 ca nhiễm và nhà dưỡng lão Glendale ở khu ngoại ô Werribee có 65 vụ.

Ủy viên về Phẩm Chất và An toàn trong việc Chăm sóc Cao niên là bà Janet Anderson giải thích lý do.

“Chúng tôi có các bằng chứng cho thấy sự đối phó với việc bùng phát của nạn dịch đã chậm hơn là mong đợi và ít dứt khoát, khiến cho cư dân gặp nguy cơ bị tổn hại nhiều hơn”, Janet Anderson.

Quả là một tình thế chẳng dễ chịu chút nào khi nêu lên các câu hỏi khó chịu, thế nhưng ít nhất như câu sau đây, do thượng nghị sĩ Tasmania là bà Jacqui Lambie nêu lên.

“Chúng tôi có các bằng chứng cho thấy sự đối phó với việc bùng phát của nạn dịch đã chậm hơn là mong đợi và ít dứt khoát, khiến cho cư dân gặp nguy cơ bị tổn hại nhiều hơn”, Jacqui Lambie.

Các câu trả lời hay là sự thiếu sót, chẳng mang lại dễ chịu chút nào cho các gia đình hay cho cộng đồng rộng lớn, mà lại gây chấn động ngay tại tâm điểm do tác hại của đại dịch.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share