Căng thẳng gia tăng giữa Ukraine và Nga qua vụ đối đầu trên biển

Ukrainian nationalists rally against Russia

Ukrainian nationalists rally against Russia Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Căng thẳng giữa Ukraine và Nga càng thêm leo thang, khi Ukraine tuyên bố thiết quân luật để nhà cầm quyền có nhiều quyền hạn hơn nhằm hạn chế các vụ biểu tình và cũng có thể giám sát hoạt động của giới truyền thông.


Trong khi các quốc gia khác lên án Nga về việc sử dụng vũ lực, thì một phân tích gia Úc cho rằng Ukraine có thể có lợi về mặt nội bộ qua vụ xung đột nói trên.

Liên hiệp quốc cho biết rất quan ngại sâu xa, về căng thẳng gia tăng giữa Ukraine và Nga, khi Ukrain tuyên bố tình trạng quân luật lần đầu tiên, kể từ khi cuộc xung đột giữa hai nước bắt đầu hồi năm 2014.

Quốc hội Ukraine đã tán thành nhiệt liệt, đề nghị của Tổng thống Petro Poroshenko, hầu thiết quân luật trên toàn thể nước nầy trong 30 ngày.

Hành động nầy diễn ra, sau khi Nga bắt giữ 3 chiến hạm Hải quân Ukraine và 24 thủy thủ tại eo biển Kerch, một hải lộ then chốt có tầm quan trọng chiến lược cho cả 2 nước.

Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc là ông Dmitry Polyansky nói rằng, các tàu chiến của Ukraine đã xâm phạm lãnh hải của Nga một cách bất hợp pháp và không ngưng lại sau cảnh cáo từ phía Nga.

“Chúng tôi xem xét các bước như vậy, là việc vi phạm chủ quyền của Nga. Các hành động trái phép nầy có nghĩa là, các tàu Quan Thuế của Nga phải xử dụng đến vũ lực".

"Nhờ ở sức mạnh và tính chuyên nghiệp cao, nên không xảy ra thương vong. 3 người bị thương đã được giúp đỡ về mặt y tế và không có nguy hiểm nào đến tính mạng, đó là những người thuộc thủy thủ đoàn Ukraine”, Dmitry Polyansky.

Thế nhưng đại diện của Ukrain tại Liên hiệp quốc là ông Volodymyr Yelchenko nói rằng, cáo buộc của Nga là hoàn toàn giả dối.

“Phiá Nga cho rằng việc các tàu Hải quân Ukrain xâm phạm ranh giới lãnh hải của Nga là một lời nói dối trắng trợn, khi cố tình chuyển mọi trách nhiệm sang phía Ukraine và cố ý sửa đổi sự kiện và làm ngơ các bằng chứng “.

Được biết Tổng thống Poroshenko tiên khởi, đã đề nghị thiết quân luật trong 60 ngày.

Thế nhưng một số dân biểu Ukraine cáo buộc, ông nầy tìm cách đình hoãn cuộc bầu cử Tổng thống, vào thời điểm mà tỷ lệ ủng hộ cho ông xuống thấp.

Tổng thống sau đó đã giảm xuống còn 30 ngày, để cho phép nhà cầm quyền có thời gian để loan báo bầu cử vào cuối tháng chạp và xúc tiến tổ chức bầu cử vào tháng 3 năm tới.
"Đây là khó khăn mà EU cần phải đối mặt, trong ý tưởng hội nhập của Ukraine”, Elizabeth Buchanan.
Chuyên gia về vấn đề Nga, tại đại học Quốc gia Úc châu là bà Elizabeth Buchanan nói rằng, có thể có những động lực từ cả hai quốc gia, trong việc gia tăng các căng thẳng tại eo biển Kerch.

“Quí vị có những người tạo ra sự kiện đó từ bên trong Ukrain lẫn Nga, phần lớn là nhắm đến cuộc bầu cử sắp tới tại Ukraine. Mức độ ủng hộ của Tổng thống Poroshenko đã sụt giảm, vì vậy một số người đặc biệt là Nga lợi dụng tình thế".

"Họ dùng cách nầy như là một cái cớ cho thấy, vì sao Ukrain có thể dàn dựng sự căng thẳng như vậy trên biển".

"Còn về những động lực phía Nga, thì mức độ ủng hộ của ông Putin cũng bị giảm bớt và chúng ta biết từ Georgia hồi năm 2008 rằng, đó là một sách lược của điện Cẩm Linh, để đẩy các căng thẳng ra ngoại quốc, bởi vì dân chúng trong nước Nga rất thích những lời lẽ của người hùng Putin và việc đó chuyển thành mức độ ủng hộ ông ta cao hơn”, Elizabeth Buchanan.

Trong khi đó, Nato tức Minh ước Bắc Đại tây Dương chỉ trích Nga, đã xử dụng vũ lực chống lại Ukrain, trong một cách thức công khai và trực tiếp.

Nato còn cho rằng, Nga không có quyền bắt giữ tàu của Ukrain.

Tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, đại sứ Hoa kỳ là bà Nikki Haley, chỉ trích Nga làm xáo trộn hoà bình trong khu vực.

“Việc vi phạm chủ quyền rõ rệt trên lãnh thổ Ukrain là một phần trong kiểu mẫu của Nga, trong đó bao gồm vụ sát nhập Crimea và những áp chế người dân Ukrain ở Crimea, cũng như tạo ra những xung đột cướp đi mạng sống của hơn 10 ngàn người dân ở đông bộ Ukrain và chuyện nầy không thấy có dấu hiệu giảm bớt”.

Giáo sư Buchanan của Đại học ANU cho rằng, căng thẳng gia tăng với Nga có thể gây ảnh hưởng lên quan hệ của Ukrain, với cả Liên Âu và Nato.

“Nó làm chậm lại bất kỳ chuyển động tiềm năng nào về phía trước cho Ukraine, với cả NATO và cả Liên minh châu Âu".

"Đây là hai câu chuyện cạnh tranh, về quỹ đạo tương lai của các quốc gia này, vốn có quan hệ lịch sử không thể sửa được với Thỏa thuận Minsk và đây là vấn đề đối với châu Âu".

"Đây là khó khăn mà EU cần phải đối mặt, trong ý tưởng hội nhập Ukraine thêm vào liên minh, đây là hành lý đi kèm và hàng hóa của Nga cũng sẽ đi cùng”, Elizabeth Buchanan.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share