Một trong những cuộc trao đổi tù binh lớn nhất ở Ukraine

Ukraine prisoners

Tù binh người Ukraine được trao trả tại sân bay Kiev Source: ANU

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ukraine và những người nổi dậy ủng hộ ly khai ở phía đông đất nước này đã trao đổi hàng trăm tù nhân trong cuộc trao đổi tù nhân đầu tiên giữa hai bên trong vòng 15 tháng qua. Những người ly khai từ các nước cộng hòa tự trị Luhansk và Donetsk đã bàn giao 74 tù nhân, và quân đội Ukraine đã giao trả 237 người.


Đây được xem là một trong những cuộc trao đổi tù nhân lớn nhất kể từ khi cuộc xung đột trong khu vực nổ ra vào năm 2014.

Các điều khoản được đưa ra trong thỏa thuận kêu gọi Ukraine trao trả khoảng 306 tù nhân phiến quân và nhận lại được 74 tù nhân.

Hàng trăm người bị giam giữ, bao gồm các nhà hoạt động và các blogger bị buộc tội làm gián điệp hoặc phản bội, được dự đoán sẽ trở về nhà trong thời gian năm mới.

Một trong những người Ucraine bị bắt giam, ông Oleksandr Khromyh, nói rằng họ đã bị đối xử bất công bởi những người nổi dậy.

"Hai chúng tôi đã trải qua một năm rưỡi trong một xà lim khoảng một mét rưỡi, không có gì cả - không có chuyển giao gì hết. Sau một thời gian thì họ mới bắt đầu cho phép một số chuyển giao. Và họ đã đối xử với chúng tôi như thể chúng tôi là những con chó vậy."

Liên Hiệp Quốc ước tính hơn 10 ngàn người đã chết vì những căng thẳng do sự sáp nhập của Crimea vào năm 2014 của Nga.

Việc trao đổi tù nhân diễn ra sau nhiều tháng đàm phán giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.

Nhà thờ Chính thống Nga được cho là đã từng đóng vai trò là hoà giải viên.

Một tù binh chiến tranh khác, ông Artem Kryna, cho biết thời gian chờ đợi đã bị kéo dài.

"Người thân đang chờ đợi tôi ở nhà. Tôi đã gọi điện thoại, và mẹ tôi đang chờ đợi tôi, và mẹ khóc. Tôi cũng muốn khóc, nhưng chúng tôi phải giữ cho mình mạnh mẽ."
"Bốn mươi ba người đã được đăng ký, và họ có trong danh sách. Tuy nhiên, như những người tự do, họ không bị buộc phải đến đây. Trong trường hợp một người nói rằng anh ta không muốn di chuyển, chúng tôi đã đồng ý với Hội Chữ thập đỏ rằng Hội Chữ Thập Đỏ sẽ giúp những người này đến nơi họ sinh sống, bởi vì không ai buộc họ phải đi cả."

Những người khác, như Sergey Gladkykh, đã bị bắt giữ trong gần hai năm, không thể trấn tĩnh được khi được hỏi họ cảm thấy thế nào về tin tức nào.

"Cảm xúc thế nào ư? Tôi đã nói chuyện điện thoại với vợ mình... Bây giờ ư? Tôi muốn gặp vợ và con trai của mình."

Việc phóng thích và trao đổi các tù nhân là một trong những điểm chính trong thỏa thuận hòa bình của Minsk ký kết vào năm 2015.

Nhưng số lượng tù nhân được trao đổi được cho là thấp hơn dự kiến ban đầu sau khi hàng chục người từ chối sang phía đối lập và vào vùng đất nổi dậy.

Cựu cư dân Odessa Anatoly Slobodyanik từ chối được trao đổi và yêu cầu ở lại phía Ukraine.

"Tôi không cảm thấy tội lỗi, vì vậy tôi không muốn trao đổi sang phía kia. Tôi được đưa đến đây từ Odessa bởi những người đàn ông trong lực lượng an ninh. Họ nói rằng tôi có tên trong danh sách. Đúng vậy, thật sự là tôi nằm trong danh sách, nhưng tôi sẽ không trở lại Odessa. Tôi hy vọng những người dân Ukraine sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn."

Thanh tra viên của Ukraine, bà Valeria Lutkovska, khẳng định rằng việc trao đổi tù nhân là tự nguyện.

"Bốn mươi ba người đã được đăng ký, và họ có trong danh sách. Tuy nhiên, như những người tự do, họ không bị buộc phải đến đây. Trong trường hợp một người nói rằng anh ta không muốn di chuyển, chúng tôi đã đồng ý với Hội Chữ thập đỏ rằng Hội Chữ Thập Đỏ sẽ giúp những người này đến nơi họ sinh sống, bởi vì không ai buộc họ phải đi cả."

Chính quyền Nga hiện vẫn chưa đưa ra lời bình luận nào.

Nga đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc của Ukraine và các đồng minh phương Tây rằng nước này ủng hộ những người ly khai bằng quân đội, tiền bạc và vũ khí hạng nặng.




Share