Úc làm gì với khoản nợ công lớn nhất trong lịch sử sau đại dịch?

Josh Frydenberg

Josh Frydenberg Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổng trưởng ngân khố Úc Josh Frydenberg nhấn mạnh việc bãi bỏ một số quy định, áp thuế thấp hơn, đầu tư vào các dự án hạ tầng cơ sở và cải tổ mối quan hệ giữa các ngành kỹ nghệ là chìa khóa để vực dậy kinh tế Úc sau đại dịch coronavirus. Các chiến thuật dịch đã được bàn thảo trong phiên họp quốc hội hôm nay, khi chính phủ xem xét lại gói kích thích hàng tỷ đô la của mình.


Các chỉ số kinh tế quan trọng đang chỉ ra một nền kinh tế toàn cầu mù mịt, đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi chính phủ xem xét lại gói kích thích kinh tế hàng tỷ đô la của Úc trong cuộc họp nội các hôm nay.

"Khuyến khích trách nhiệm cá nhân, tối đa hóa sự lựa chọn của từng người, khen thưởng các nỗ lực và chấp nhận rủi ro, trong khi bảo đảm một mạng lưới an toàn được củng cố bằng sự kiên định và công bằng”.

Đó là phát biểu của Tổng trưởng ngân khố Úc Josh Frydenberg trong kế hoạch giúp vực dậy nền kinh tế sau đại dịch coronavirus. Theo đó, ông Frydenberg nhấn mạnh “các giá trị và nguyên tắc đã giúp liên đảng cải tổ thành công trong quá khứ sẽ tiếp tục một lần nữa dẫn đường cho chúng ta trong tương lai”.

Đứng trước khoản nợ khổng lồ mà chính phủ đang đối mặt sau các gói kích thích kinh tế giữa đại dịch, tổng trưởng ngân khố  cho rằng con đường đúng đắn để có thể trả hết nợ công không phải thông qua việc áp thuế cao hơn, mà phải thúc đẩy khát vọng đầu tư, bằng cách phát triển nền kinh tế với các biện pháp cải tổ để nâng cao năng suất".

Ông Frydenberg hứa hẹn sẽ đầu tư thêm 100 tỷ đô la vào các dự án cơ sở hạ tầng đã cam kết trong thập niên tới, cải tổ thuế, nâng cao lực lượng lao động như phương thức để thúc đẩy nền kinh tế.

Chỉ vài ngày sau khi các khoản thanh toán JobKeeper đầu tiên xuất hiện trong tài khoản ngân hàng của các nhà nhân dụng, chính phủ đang cân nhắc nhiều lựa chọn khác để chấm dứt việc trợ cấp lương đồng đều $1500 đô la mỗi hai tuần cho mỗi nhân viên hợp lệ – bất kể quy mô của doanh nghiệp, loại hình hợp đồng lao động, số giờ làm và tiền lương thực của nhân viên.
Con đường đúng đắn để có thể trả hết nợ công không phải thông qua việc áp thuế cao hơn, mà phải thúc đẩy khát vọng đầu tư, bằng cách phát triển nền kinh tế với các biện pháp cải tổ để nâng cao năng suất.
Tuần lễ ngân sách là chủ đề chính khi các thành viên của Nghị viện quay trở lại quốc hội Canberra.

Liên đảng đang xem xét các thay đổi đối với chương trình JobKeeper trị giá 130 tỷ Úc kim, nhưng Thủ tướng Scott Morrison nói rằng còn quá sớm để công bố bất cứ điều gì.

"Chúng tôi đã đặt kế hoạch đúng chỗ và thực hiện chương trình này trong thời hạn sáu tháng. Chúng ta chỉ mới trải qua sáu tuần lễ trong sáu tháng đó. Chúng tôi đã cam kết hỗ trợ người Úc trong khoảng thời gian này. Chúng tôi sẽ cần điều chỉnh, dựa trên lời khuyên và sức mạnh của nền kinh tế cũng như có bao nhiêu người sẽ quay trở lại làm việc, đây là những điều chúng tôi sẽ theo dõi cẩn thận."

Trong khi nền kinh tế tiếp tục thận trọng mở cửa trở lại, Thủ tướng cho biết ông sẽ xem xét điều chỉnh trước thời hạn tháng 9 mà chính phủ đưa ra ban đầu.

"Làm thế nào mà gói hỗ trợ này có thể được điều chỉnh để cung cấp trợ giúp tốt hơn cho người lao động trong khoảng thời gian này, hoặc những lĩnh vực nào chịu áp lực lớn hơn trong khoảng thời gian dài hơn, đây là tất cả những điều mà chính phủ nhận thức đầy đủ”.

Deloitte Access Economics đang dự báo hai thâm hụt ngân sách lớn nhất trong lịch sử Úc, khoảng 143 tỷ đô la trong năm tài chính này và 132 tỷ đô la tiếp theo, tổng cộng là 360 tỷ đô la vào tháng 6 năm 2023.

Các nhà phân tích cảnh báo có thể mất bốn năm để mức thất nghiệp giảm xuống mức trước đại dịch.

Nhà kinh tế học Chris Delon của Deloitte nói rằng một số nhóm sẽ cần tiếp tục hỗ trợ.
Những lợi ích kinh tế từ việc dỡ bỏ các hạn chế sẽ chỉ được thực hiện nếu người Úc tiếp tục làm theo lời khuyên y tế.
“Chúng ta không có một kích cỡ phù hợp cho tất cả mọi người với gói hỗ trợ JobKeeper. Chúng ta có ba giai đoạn khác nhau, chúng ta có tám tiểu bang và vùng lãnh thổ khác nhau. Sẽ rất khó để thực hiện một kế hoạch phù hợp cho tất cả mọi người. Một số khu vực sẽ cần tiếp tục hỗ trợ. "

Số người người nhập cư dự kiến ​​sẽ giảm hơn một nửa trong năm tài chính tiếp theo.

Ông Richardson nói rằng người nhập cư rất quan trọng đối với một nền kinh tế thành công.

"Người nhập cư đóng vai trò rất quan trọng đối với kinh tế Úc trong gần ba thập niên qua. Một số người nghĩ rằng, hãy đóng cửa biên giới, không cho người nhập cư tham gia vào nền kinh tế. Theo họ cách đó sẽ khiến thất nghiệp giảm nhanh hơn, và điều đó không đúng chút nào."

Quốc hội liên bang sẽ trở lại lịch nhóm thường xuyên sớm hơn dự định khi các hạn chế về coronavirus bắt đầu giảm bớt.

Tổng trưởng tư pháp Christian Porter cho biết chính phủ sẽ có thêm vài tuần nhóm họp ​​trước kỳ họp chính thức tiếp theo vào ngày 11 tháng 8.

Nền kinh tế Úc được dự báo sẽ tăng trưởng gần 10 tỷ đô la mỗi tháng sau khi cả ba giai đoạn hạn chế được hoàn thành, tổng trưởng ngân khố Josh Frydenberg cho biết.

Số lượng việc làm ước đoán đạt được ở New South Wales là 83.000, tiếp theo là 64.000 việc làm ở Victoria, 51.000 ở Queensland, 25.000 ở Tây Úc, 17.000 việc làm ở Nam Úc và 5.000 việc làm ở Tasmania, ACT và Lãnh thổ phía Bắc.

Ông Frydenber vẽ ra một viễn cảnh tươi sáng cho nền kinh tế Úc sau đại dịch.

"Những cải thiện trong nền kinh tế phụ thuộc vào việc chúng ta tiếp tục tuân theo các lời khuyên về sức khỏe. Những lợi ích kinh tế từ việc dỡ bỏ các hạn chế sẽ chỉ được thực hiện nếu người Úc tiếp tục làm theo lời khuyên y tế. Không làm như vậy có thể khiến mức lỗ hơn 4 tỷ đô la mỗi tuần cho nền kinh tế."

Share