'Úc không nên can thiệp vào chuyện nội bộ của Quần đảo Solomon'

Solomon Islands Prime Minister Manasseh Sogavare (left) presents a traditional wood carving to the Australian Prime Minister Scott Morrison.

Solomon Islands Prime Minister Manasseh Sogavare (left) presents a traditional wood carving to the Australian Prime Minister Scott Morrison. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, Thủ hiến đối lập của tỉnh Malaita, Daniel Suidani nói rằng sự hiện diện của quân đội Úc đang giúp bảo vệ Thủ tướng Manasseh Sogavare, mà ông nói không đại diện cho nhân dân Solomon Islands.


Dân chúng tình nguyện quét dọn những mảnh kính vỡ và rác rưởi trên đường phố ở thủ đô Honiara của Quần đảo Solomon, khi lực lượng gìn giữ hòa bình nước ngoài, bao gồm cả người Úc, cố gắng khôi phục trật tự.

Một số tòa nhà đã bị cướp phá, một số khác bị thiêu hủy. Có vẻ Khu Phố Tàu bị tàn phá nhiều nhất.

Các cuộc bạo động bắt đầu như một phong trào chính trị, với những người biểu tình tố cáo chính phủ tham nhũng và tức giận trước các quyết định phát triển dường như có lợi cho các công ty nước ngoài hơn các doanh nghiệp địa phương.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với SBS, Thủ hiến của tỉnh Malaita, Daniel Suidani nói sự thất vọng của dân địa phương đã gia tăng trong một thời gian.

"Khi họ (những người biểu tình) đi lên để gặp các nhà lãnh đạo mà họ bầu vào quốc hội quốc gia - các nhà lãnh đạo dường như tránh họ - đó là lý do tại sao dân bất mãn và làm những điều không được chấp nhận trong cộng đồng bởi vì họ cảm thấy thất vọng."

Thủ tướng Manasseh Sogavare của Quần đảo Solomon đã tuyên bố sẽ bất chấp áp lực đòi ông từ chức, nói rằng bạo lực bùng nổ trong thủ đô đã được dàn dựng bởi một số người có "ý định xấu xa" nhằm lật đổ ông.

Các cuộc biểu tình lắng dịu vào cuối tuần khi các lực lượng Úc bắt tay vào việc bảo vệ hòa bình. Mặc dù vậy, ông Suidani nói rằng Úc không nên can thiệp.

"Khi cảnh sát Úc đến đây, với chúng tôi, chúng tôi thấy họ đến đây theo yêu cầu của Sogavare để bảo vệ ông ta nắm quyền."

Trong Giờ Chất vấn tại Quốc hội Liên bang hôm thứ Hai [29 tháng 11], Bộ trưởng Bộ Nội vụ Karen Andrews đã nhắc lại vai trò hỗ trợ của Úc tại Honiara là để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng.

"Thực tế, sứ mệnh của chúng ta đối với Quần đảo Solomon là rất rõ ràng. Chúng ta ở đó để làm việc với lực lượng cảnh sát của trên quần đảo, làm tất cả những gì có thể để khôi phục sự ổn định trong khu vực và bảo vệ người dân và cơ sở hạ tầng quan trọng. Chúng ta đã nói rõ ràng vai trò của chúng ta trước khi lên đường qua đó là Úc không can dự vào nội tình chính trị đang nảy sinh ở Quần đảo Solomon."

Tình trạng bất ổn diễn ra trong bối cảnh tranh giành ảnh hưởng ở Thái Bình Dương. Và Malaita - hòn đảo đông dân nhất trong quần đảo Solomons và cũng là một trong những hòn đảo kém phát triển nhất - lại nằm ngay trung tâm của sự tranh giành ảnh hưởng địa chính trị đó.

Chính phủ Thủ tướng Manasseh Sogavare ngày càng xích lại gần Trung Quốc. Năm 2019, họ quyết định cắt đứt bang giao với Đài Bắc hoàn toàn ngả về phía Bắc Kinh. Và điều đó đã làm gia tăng căng thẳng ở Malaita, nơi phụ thuộc vào tài trợ từ Đài Loan và Hoa Kỳ.

Bình luận về bạo loạn trên quần đảo Solomon phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian, cho biết Trung Quốc "rất quan ngại" về các cuộc tấn công nhằm vào một số công dân và tổ chức của Trung Quốc trên đảo, nhưng không nói rõ chi tiết, có khả năng ám chỉ đến các vụ cướp bóc và đốt phá ở Khu phố Tàu.

"Chúng tôi tin rằng dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Manasseh Sogavare, chính quyền Quần đảo Solomon có thể khôi phục lại trật tự và ổn định xã hội càng sớm càng tốt. Chính quyền địa phương thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ sự an toàn của các công dân và tổ chức Trung Quốc ở đó."

Ông Zhao nói rằng sự hợp tác kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đã mang lại lợi ích cho cả hai bên.

"Quan hệ của chúng ta đã phát triển tốt đẹp trong hai năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với sự hợp tác hiệu quả trong kinh tế và thương mại, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác, mang lại lợi ích và phúc lợi hữu hình cho người dân hai nước. Bất kỳ nỗ lực nào phá hoại sự phát triển bình thường của quan hệ Trung Quốc-Solomon là vô ích."

Tiến sĩ Kerryn Baker từ Khoa Các vấn đề Thái Bình Dương của Đại học Quốc gia Úc nhận xét rằng việc Quần đảo Solomon yêu cầu Canberra hỗ trợ cho thấy tầm quan trọng của Úc.

"Tôi nghĩ rằng đó là một dấu hiệu cho thấy Úc là một đối tác được lựa chọn cho Quần đảo Solomon và khu vực Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Tôi nghĩ rằng điều đó cho thấy sức mạnh mềm của Úc trong khu vực. Đó không phải là thứ mà bạn có thể tích lũy ngay lập tức. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là chính quyền các đảo ở Thái Bình Dương phải có các lựa chọn; họ thích có các lựa chọn, chỉ vì họ xích lại gần Trung Quốc không có nghĩa là họ muốn Úc bỏ đi."

Quần đảo Solomon, cách Úc khoảng 1.500 km về phía đông bắc, là nơi diễn ra các cuộc giao tranh đẫm máu trong Thế chiến thứ hai. Úc đã dẫn đầu một lực lượng cảnh sát và quân đội quốc tế được gọi là Phái bộ Hỗ trợ Khu vực đến Quần đảo Solomon nhằm khôi phục hòa bình ở nước này sau bạo lực sắc tộc đẫm máu từ năm 2003 đến năm 2017.


Share