Úc bị cáo buộc không theo kịp về biến đổi khí hậu khi G7 chấm dứt tài trợ cho than đá

The IEA says all future fossil fuel projects must be dropped to reach net-zero emissions by 2050

The IEA says all future fossil fuel projects must be dropped to reach net-zero emissions by 2050 Source: FR171034 AP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nước Úc dường như không theo kịp trong tiến bộ về biến đổi khí hậu, khi nhóm siêu cường G7 đồng ý ngưng tài trợ cho các dự án sử dụng than đá. Trong một thông cáo, Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản cùng Liên Âu cho biết ‘các vụ đầu tư quan trọng vào các mỏ than phải chấm dứt ngay lập tức’.


Cựu Thủ Tướng Úc, ông Malcolm Tunbull và các nhóm tranh đấu cho khí hậu cảnh cáo rằng, nước Úc ngày càng tụt hậu so với các nước đồng minh hơn bao giờ hết, trong vấn đề biến đổi khí hậu.

Việc nầy diễn ra khi nhóm Thất Cường trên thế giới đồng ý vào hôm thứ sáu, trong việc ngăn chận tài trợ cho các vụ đầu tư quốc tế có thải khí vào cuối năm nay, cũng như loại dần các ủng hộ cho mọi loại nhiên liệu hoá thạch, nhằm đạt đến các mục tiêu về biến đổi khí hậu, trong đó có việc chấm dứt tài trợ các dự án khai thác than đá tại các quốc gia nghèo khó.

Ông Turnbull nói rằng, việc nầy hoàn toàn trái ngược với ‘tình cảm yêu mến than đá và khí đốt’ tại Úc và nói thêm rằng, nước Úc chẳng bao giờ hoà nhịp với các đồng minh.

Được biết các Bộ Trưởng môi sinh thuộc các quốc gia Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản, đều hứa hẹn ngưng việc tài trợ quốc tế đối với các dự án than đá vào cuối năm nay.

Đây là một thông điệp đến các ngân hàng phát triển tại Á Châu, vốn tài trợ cho than đá tại các quốc gia đang phát triển.

Được biết nước Úc là một khách mời tham dự trực tuyến cuộc họp nói trên, với Tổng Trưởng Năng Lượng Angus Taylor tuyên bố rằng, nước Úc cam kết đạt mức thải khí bằng không càng sớm càng tốt, trước hay vào năm 2050.

Nước Úc không tài trợ các dự án than đá ở hải ngoại, thế nhưng lại cung cấp than cho các quốc gia khác như Ấn Độ.

Tiến sĩ Simon Bradshaw, một nghiên cứu gia về khoa học khí hậu cùng các hậu quả thuộc Hội đồng Khí hậu cho biết, các dự án như vậy là bằng chứng cho thấy nước Úc đi sau thế giới về biến đổi khí hậu.

“Đây là một điều đáng kể cho nước Úc và nó thực sự cho thấy chúng ta bị chậm trễ như thế nào, trong hành động về biến đổi khí hậu với nhiên liệu hóa thạch".

"Bằng cách tiếp tục sử dụng loại nhiên liệu nầy, chúng ta thực sự bắt đầu mất đi thanh danh trên trường quốc tế".

"Các đồng minh thân cận nhất và các đối tác thương mại, cho biết rất rõ ràng về con đường họ đi tới là không có than đá, dầu hỏa và gas mà chúng ta cần hành động tương tự".

"Chúng ta cần theo kịp với nhiên liệu tái tạo với tiêu chuẩn thế giới và góp phần trong giải pháp toàn cầu”, Simon Bradshaw.

Việc chấm dứt tài trợ đối với nhiên liệu hóa thạch được xem là một bước quan trọng, để thế giới có thể giới hạn nhiệt độ gia tăng 1,5 độ Celsius trước thời tiền kỹ nghệ, mà các khoa học gia cho rằng có thể tránh được những hậu quả khốc liệt do biến đổi khí hậu gây ra.

Tiến sĩ Bardshaw cảnh cáo rằng, nước Úc có thể chịu các thiệt hại về kinh tế.

“Điều này có ý nghĩa rất rõ ràng đối với nước Úc, chúng ta phải ngừng bảo hiểm rủi ro cho nền kinh tế tương lai của mình bằng than và khí đốt".

"Điều này sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình phát triển của thế giới, ngoài nhiên liệu hóa thạch, nó sẽ tiếp tục làm giảm thị trường xuất cảng than đá và khí đốt".

"Điều nầy thực sự nói với chúng ta một lần nữa rằng chúng ta cần phải vượt ra ngoài nhiên liệu hóa thạch với tư cách là một quốc gia, trong nước và trong những gì chúng ta xuất cảng".

"Chúng ta cần phải mở ra tiềm năng to lớn mà chúng ta có trong năng lượng tái tạo”, Simon Bradshaw.
"Họ đã cư xử một cách tồi tệ, đã bỏ bê cộng đồng và đã đến lúc phải hành động một cách độc lập”, Malcolm Turnbull.
Trong một phúc trình hồi đầu tuần nầy, Cơ quan Năng lượng Thế giới IEA đưa ra lời cảnh cáo nghiêm khắc nhất từ trước đến nay khi cho rằng, các nhà đầu tư không nên tài trợ cho các dự án mới cung cấp dầu hỏa, khí đốt và than đá, nếu thế giới muốn đạt được mức thải khí bằng không vào giữa thế kỷ nầy.

Được biết con số các nước hứa hẹn sẽ đạt đến mức thải khí bằng không ngày càng gia tăng, thế nhưng cho dù cam kết của họ đạt được đầy đủ, thì vẫn còn 22 tỷ tấn khí thải trên khắp thế giới vào năm 2050, vốn có thể khiến cho nhiệt độ toàn cầu tăng 2, 1 độ bách phân vào năm 2100, mà cơ quan IEA cho biết trong phúc trình có tên là ‘Đạt mức Thải khí Bằng Không vào năm 2050’.

Trong ngân sách liên bang 2021-2022, chính phủ Úc đã dành ra hơn 58 triệu đô la để bành trướng kỹ nghệ khí đốt, với Liên Đảng cũng loan báo một ngân khoản 600 triệu đô la là tiền của người thọ thuế, để đầu tư vào một nhà máy điện chạy bằng gas ở vùng Thượng Hunter của New South Wales.

Vùng nầy là một trong các cộng đồng quan trọng khai thác than đá ở Úc và cuộc bầu cử hồi cuối tuần qua cho thấy, ứng cử viên của chính phủ đã thắng cử trong cuộc bầu cử bổ túc tại đây.

Thế nhưng bà Kirsty O’Connell, một ứng cử viên độc lập cho biết, bà muốn vùng nầy tách rời khỏi nhiên liệu hóa thạch.

“Chúng tôi đã thấy một loạt các cam kết chi tiêu, từ các đảng lớn trong tháng trước".

"Chúng tôi thậm chí đã bắt đầu thấy, họ chỉ hé lộ một chút nhận thức chung về tương lai của chúng ta sẽ như thế nào, khi thế giới rời xa than đá".

"Tôi thực sự muốn quí vị nghĩ về loại tương lai mà quí vị muốn có, cho con cái và gia đình của mình”, Kirsty O’Connell.

Bà cho biết, bà là người chọn ai đầu tư vào các kỹ nghệ khác, thế nhưng không quên về các gia đình có quyền lợi trong việc khai thác than đá, khi để họ lại đằng sau.

“Tôi muốn quí vị chọn một số người đầu tư vào lãnh vực chúng ta đã làm thật tốt như nông nghiệp, chế tạo rượu vang, nuôi ngựa hay du lịch".

"Tôi muốn quí vị chọn những người quan tâm nhiều đến quyền lợi của các gia đình có mỏ than hay tiểu thương địa phương, vốn sẽ chọn cách tranh đấu cho họ, trước quyền lợi của các công ty khai thác khoáng sản đa quốc gia và tôi tin rằng chính tôi là hạng người đó”, Kirsty O’Connell.

Trong khi đó, ông Turnbull cho rằng nay là lúc để một ứng cử viên độc lập nên được bầu chọn, vì đảng Quốc gia làm ngơ trước nhu cầu của cộng đồng.

“Chính phủ tiểu bang và đảng Quốc gia nói riêng, đã coi cộng đồng này là điều hiển nhiên".

"Họ dành ưu tiên cho các đại công ty khai thác quặng mỏ, hơn tất cả những người khác và các công dân của nước nầy đã bỏ đi".

"Họ đã cư xử một cách tồi tệ, đã bỏ bê cộng đồng và đã đến lúc phải hành động một cách độc lập”, Malcolm Turnbull.

Chỉ còn vài tháng nữa là cuộc họp thượng đỉnh quan trọng về khí hậu sẽ diễn ra tại Glasgow thuộc Tô Cách Lan, những tranh cãi vẫn tồn tại về phần nước Úc phải làm thêm nhiều hơn nữa, trong vấn đề biến đổi khí hậu.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share