Úc bảo đảm việc sở hữu 2 loại vắc xin chống COVID-19

Prime Minister Scott Morrison is seen during a tour of the Scientia Clinical Research facility in Sydney, Thursday, November 5, 2020. (AAP Image/Pool, Brook A Mitchell) NO ARCHIVING

Prime Minister Scott Morrison is seen during a tour of the Scientia Clinical Research facility in Sydney, Thursday, November 5, 2020. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chính phủ liên bang đã ký kết hợp đồng lên đến hàng tỷ đô la, để bảo vệ nước Úc chống lại đại dịch nào trong tương lai. Một nhà máy sản xuất vắc xin lớn nhất ở Nam Bán Cầu sẽ được xây dựng tại Melbourne.


Một nhà máy mới sản xuất vắc xin sẽ bảo vệ cho người dân Úc chống lại các trận đại dịch trong tương lai, cũng như cung cấp các vắc xin dài hạn cho sốt và cảm cúm.

Xưởng chế tạo cũng cung cấp các chất liệu, chống lại nọc độc của một số sinh vật gây chết người nhất tại Úc.

Được biết, chính phủ liên bang đã ký kết một thỏa thuận trị giá 1 tỷ đô la trong 12 năm, với chi nhánh của công ty dược phẫm CSL, trước đây là Phòng thí nghiệm Huyết thanh Liên bang, thế nhưng đã được tư hữu hóa và được đăng ký trên Thị trường Chứng khoán Úc năm 1994.

Chi nhánh công ty là Seqius đầu tư 800 triệu đô la, để phát triển cơ sở chế tạo vắc xin kỹ thuật cao gần phi trường Melbourne, hầu thay thế cho cơ sở cũ hơn 60 năm tại Parkville.

Thủ Tướng Scott Morrison cho biết, vắc xin có cơ sở tại Úc có khả năng sản xuất lớn lao sẽ giữa vai trò tối quan trọng trong trường hợp có một trận đại dịch khác.

“Một việc khác chúng ta học được qua COVID-19 và đây là cuộc thảo luận thông thường trong số các quốc gia trên thế giới, đó là nhu cầu chúng ta phải làm mọi chuyện để bảo đảm việc cung cấp trong các lãnh vực thiết yếu".

"Có một số trường hợp quan trọng hơn và việc đó áp dụng cho các loại vắc xin”, Scott Morrison.

Công việc xây cất nhà máy sẽ khởi sự vào năm tới, với hy vọng sẽ hoạt động vào giữa năm 2026 và có hơn 500 công việc được tạo ra.

Tổng Trưởng Y Tế Greg Hunt cho biết, nhà máy sẽ cứu được nhiều sinh mạng và bảo vệ người dân Úc trong tương lai.

“Qua trận đại dịch nầy, chúng ta có khả năng chế tạo vắc xin tại Úc và vì vậy là để cung cấp cho người dân Úc".

"Những gì chúng tôi hiện làm, là mang lại những điều chắc chắn cho thế hệ sắp tới".

"Tôi muốn cảm ơn Thủ Tướng và Tổng Trưởng Ngân khố, về việc đầu tư vào lãnh vực nầy".

"Chuyện nầy cho phép chúng ta bảo đảm về mặt y tế, rằng có sự liên tục trong việc cung cấp vắc xin”, Greg Hunt.

Ông Morrison cho biết, thỏa ước dựa trên các nỗ lực của CSL trong việc chế tạo vắc xin chống coronavirus, vốn đã bắt đầu hồi tuần qua.

"Chúng tôi cũng rất hãnh diện với sự kiện là vắc xin được chế tạo ngay tại đây, Melbourne".

"Các liều lượng của người Úc, sẽ được sự chấp thuận của Cơ quan Quản lý Dược phẫm TGA".

'Nó sẽ là việc thay đổi cuộc chơi hoàn toàn, không chỉ cho chúng ta tại Úc, mà còn cho nền kinh tế để trở lại nếp sống bình thường, rồi rộng ra cho toàn thế giới”, Scott Morrison.
"Việc nầy có nghĩa là chúng ta đang bảo vệ cho người Úc, thế nhưng cũng bảo vệ chúng trong tương lai với hiệp ước có hiệu lực đến năm 2036, vì vậy nó mang lại an tâm cho người dân Úc”, Greg Hunt.
Trong khi đó, tiến sĩ Sanjaya Senanayake, chuyên gia về các Bệnh Truyền nhiễm tại trường Y khoa thuộc Đại học Quốc gia Úc, cho biết việc sản xuất vắc xin coronavirus trong nước là điều quan trọng.

“Một điều mà đại dịch nầy dạy cho chúng ta là khi vắc xin có sẵn, chúng ta sẽ phân phối đến hàng chục triệu người trong cộng đồng, theo đúng thời gian".

"Chúng ta sẽ ở trong một vị thế có thể mua quá nhiều liều lượng vắc xin, do có nhiều quốc gia cạnh tranh nhau, vì vậy nếu có khả năng sản xuất sô lượng lớn sẽ là điều hết sức quan trọng, không chỉ cho đại dịch mà có thể cho một đại dịch kế tiếp”, Sanjaya Senanayake.

Thỏa ước hiện có với Seqius sẽ hết hạn vào năm 2024/25, có khả năng tránh cho người dân Úc, những nguy cơ lệ thuộc vào nguồn cung cấp dược phẫm quan trọng từ ngoại quốc.

Nay thỏa ước mới sẽ có hiệu lực cho đến năm 2036.

Seqius là công ty duy nhất, chế tạo các loại vắc xin chống sốt và chống virus từ gia súc lây sang người.

Hiện không có nhà máy nào khác trên thế giới, sản xuất các loại thuốc chống nọc độc, với 11 loại rắn, sứa và nhện độc tại Úc.

Tổng Trưởng Y Tế Greg Hunt nói rằng, các thuốc chống độc tố sẽ rất quan trọng.

“Đó là loại rắn Taipan và các loại rắn hổ, nọc của rắn nâu và rắn màu đen, nọc nhện có lưng màu đỏ hay nhện giăng lưới giống hình cái phễu".

"Đó là lời kêu gọi mọi người dân Úc, về trường hợp của các con sứa biển có nọc độc và ngay cả con cá stonefish, cũng được bao gồm trong hiệp ước nầy".

"Việc nầy có nghĩa là chúng ta đang bảo vệ cho người Úc, thế nhưng cũng bảo vệ chúng trong tương lai với hiệp ước có hiệu lực đến năm 2036, vì vậy nó mang lại an tâm cho người dân Úc”, Greg Hunt.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share