Turnbull muốn Úc nằm trong số 10 quốc gia xuất cảng vũ khí hàng đầu thế giới

Prime Minister Malcolm Turnbull

Prime Minister Malcolm Turnbull Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chính phủ liên bang sẽ đề ra các chương trình cho vay hàng tỷ đô la cho các công ty sản xuất các thiết bị quân sự trong một nỗ lực nhằm bành trướng thị trường xuất cảng vũ khí của Úc.


Thủ tướng Malcolm Turnbull cho biết ông muốn Úc nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu xuất cảng vũ khí trên thế giới trong một thập niên tới.

Thế nhưng các cơ quan viện trợ và đảng Xanh chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch nói trên và cảnh cáo rằng vũ khí cuối cùng có thể lọt vào tay những kẻ xấu.

Công ty Bushmaster là một trong các nhãn hiệu nổi tiếng, về các sản phẩm quân sự của Úc.

Trong khi đó, công ty đa quốc gia của Pháp là Thales, chế tạo loại thiết vận xa chở được 10 binh sĩ, tại thành phố Bendigo thuộc tiểu bang Victoria và quân đội Úc đã xử dụng hàng chục thiết bị nầy, trên chiến trường Iraq và Afghanistan.

Thêm hàng chục chiếc, cũng được bán sang Anh quốc, Hoà Lan, Jamaica và mới đây là Nhật bản.

Nay chính phủ của Thủ tướng Turnbull muốn lập lại sự thành công nầy, trên bình diện qui mô hơn.

Nước Úc hiện đứng thứ 20, trong số các nước xuất cảng vũ khí trên thế giới, chiếm thị phần khoảng 0,3 phần trăm trên thị trường thế giới.

Thủ tướng Malcolm Turnbull cho biết, Úc nên đạt được vị trí trong 10 nước xuất cảng vũ khí hàng đầu trên thế giới.

"Với tầm mức của ngân sách về quốc phòng, chúng ta nên có mức độ cao hơn trong việc xuất cảng vũ khí, vì vậy mục tiêu là chúng ta nằm trong 10 quốc gia hàng đầu, chuyên xuất cảng vũ khí trên thế giới và đó là một tham vọng của chúng ta".

"Chúng ta chưa sản xuất đúng mức trong kỹ nghệ quốc phòng từ trước đến nay và đặc biệt trong việc xuất cảng, nay tất cả đều thay đổi", Malcolm Turnbull.

Ông Turnbull cho biết, các công ty xuất cảng vũ khí thường gặp khó khăn trong việc vay mượn tài chính từ ngân hàng, chỉ vì số lượng tiền bạc trong việc sản xuất tương đối nhỏ.

Vì vậy chính phủ sẽ thiết lập một quỹ trị giá 3,8 tỷ đô la, nhằm ban cấp tín dụng cho các nhà sản xuất vũ khí tại Úc, trong việc tìm cách gia nhập thị trường quốc tế.

Bộ Quốc phòng sẽ có một ngành mới phụ trách việc xuất cảng, với khoảng 20 nhân viên làm việc toàn thời.

Thế nhưng phát ngôn nhân đối lập về quốc phòng là ông Anthony Albanese, cáo buộc chính phủ quên lãng trong việc trợ cấp cho các ngành kỹ nghệ sản xuất tân tiến khác như năng lượng tái tạo, thế nhưng ông cho đài ABC biết rằng, Lao động sẽ ủng hộ kế hoạch của chính phủ.

"Tôi rất ủng hộ bất cứ đề nghị nào, tạo thêm công ăn việc làm và đó là một khởi điểm".

Thế nhưng, không phải ai cũng đồng ý với chính phủ.
"Việc đó chỉ tăng cường cho lý lẽ, đó không phải là một kỹ nghệ mà tôi nghĩ người dân Úc bình thường muốn thấy chúng dính líu, hay được xem là lãnh đạo thế giới trong lãnh vực nói trên", Paul Ronalds.
Chính phủ cho biết ưu tiên xuất cảng, là sang Hoa kỳ, Anh quốc, New Zealand và Canada và nhấn mạnh rằng, có sự kiểm soát thích hợp để chắc chắn, rằng vũ khí không lọt vào tay những kẻ gian.

Thế nhưng lãnh tụ đảng Xanh, ông Richard Di Natale chỉ trích quyết định nói trên và vạch ra rằng, lịch sử nước Úc trong việc bán vũ khí cho Á rập Saudi là một bằng chứng.

"Chính phủ Úc phải chấm dứt hành động như các lãnh chúa và bắt đầu nên hành xữ như những công dân tốt trên thế giới và đó là một quốc gia thông minh và giỏi giang nên làm".

"Người ta thấu hiểu rằng, con đường thăng tiến là hành động một cách hoà bình và chắc chắn rằng chúng ta có những kỹ thuật bền vững, chúng ta có các kỹ thuật nhằm hỗ trợ cuộc sống con người ở đây, trên quả đất mong manh nầy của chúng ta, hơn là chế tạo những cỗ máy giết người", Richard Di Natale.

Còn ông Paul Ronalds là giám đốc của chương trình cứu trợ Save The Children, vốn hoạt động tại các vùng xảy ra cuộc chiến trên thế giới và mới đây, văn phòng của tổ chức nầy tại Afghanistan bị phiến quân Taliban tấn công.

Ông cho biết, đã từng chứng kiến quá nhiều bằng chứng về các vũ khí xuất cảng, cuối cùng lọt vào tay bọn khủng bố.

"Chúng ta đã từng chứng kiến biết bao vũ khí xuất cảng của Anh và Mỹ, rồi cuối cùng lọt vào tay những kẻ gian ác, thực sự các vũ khí đã nhắm vào thường dân và đã gây rất nhiều thiệt hại không lường được".

"Việc đó chỉ tăng cường cho lý lẽ, đó không phải là một kỹ nghệ mà tôi nghĩ người dân Úc bình thường muốn thấy chúng dính líu, hay được xem là lãnh đạo thế giới trong lãnh vực nói trên", Paul Ronalds.

Ngoài các loại xe như Bushmaster, việc xuất cảng của Úc còn bao gồm các phao cứu sinh cho tàu Hải quân và các phụ ùng khác nhau cho các chiến đấu cơ phản lực.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share