Trung Quốc ve vãn các nước yếu trong Liên Minh Âu Châu

China's President Xi Jinping looks at a 2,500-year-old Caryatid statue, during a visit at the Acropolis Museum

China's President Xi Jinping looks at a 2,500-year-old Caryatid statue, during a visit at the Acropolis Museum Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chuyến thăm Hy Lạp của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định điều hai nước này nói là một kỷ nguyên mới trong bang giao. Một học giả ở Âu Châu nói hành động của Trung Quốc có thể mở ra cơ hội cho các nước khác như Đức.


Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc (TQ) viếng thăm Hy Lạp (HL) theo lời mời của Tổng thống Prokopis Pavlopoulos.

Trong dịp này hai nước đã ký kết 16 thỏa thuận hợp tác với mục đích tăng cường đầu tư của TQ với Liên minh Âu Châu.

Ông Tập nói rằng dự án Vành Đai Con Đường giữa TQ sẽ giúp HL trở thành một giao điểm của giao thông và hạ tầng cơ sở trong khu vực.

"Chúng tôi đồng ý cam kết cho việc củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa TQ và các nước trung và đông Âu để có được những lợi ích chung thông qua sự phát triển hỗ tương."

"Chúng ta nên hợp tác nhiều hơn trên trường quốc tế, cùng nhau bao vệ chủ nghĩa đa phương và tự do mậu dịch, cũng như cổ súy cho hòa bình và thịnh vượng của thế giới," ông Tập nói.

Công ty đóng tàu lớn nhất của TQ, Cosco kiểm soát phần lớn hải cảng Piraeus gần Athens, và TQ rất muốn tăng cường đầu tư các dự án phát triển ở HL.

Về phần HL, họ muốn bang giao với TQ phát triển trong khu vực năng lượng tái sinh và du lịch. Thứ trưởng Ngoại giao Kinh tế của HL, Kostas Fragogiannis hoan nghênh sự hợp tác giữa hai nước.

"Chúng tôi không chỉ vinh danh quan hệ kinh tế và chính trị mà chúng tôi còn ghi nhận mối giao hảo giữa nhân dân hai nước. HL chào đón 31 triệu du khách hàng năm, nhưng mà chỉ mới có 180 ngàn du khách TQ. Chúng tôi hy vọng sẽ được đón tiếp thêm các bạn TQ."

Năm 2017, một trong những công ty năng lượng lớn nhất trên thế giới của TQ China Energy đã mua 75% cổ phần của 4 nông trại điện gió thuộc tập đoàn Copelouzos của HL.

Panos Moschandreou là giám đốc phát triển kinh doanh của tập đoàn này nói kết quả của sự hợp tác có thể dễn dàng nhìn thấy.

"Chúng tôi hợp tác với công ty China Energy của TQ từ năm 2018. Chúng tôi tin tưởng là sự hợp tác này sẽ phát triển hơn nữa để chúng tôi có thể trở thành đối tác và cổ đông của công ty China Energy."

HL vẫn đang hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chánh vốn làm cho kinh tế của nước này thu hẹp 25%.

Tân chính phủ bảo thủ hiện nay ở HL rất muốn thu hút thêm đầu tư của ngoại quốc, mặc dù một số nước phương Tây lo ngại trước sự bành trướng ảnh hưởng của TQ.

Tiến sĩ  Giovanni Di Lieto giảng dạy luật kinh doanh quốc tế tại đại học Monash giải thích Hy Lạp là cửa ngỏ để TQ vào Âu Châu.

"Ta có thể thấy TQ nhắm vào các điểm yếu trong Liên minh Âu châu với kinh tế trì trệ hoặc bị khủng hoảng. Tuy nhiên đầu tư của TQ vẫn rất quan trọng cho khu vực hạ tầng cơ sở".

"Như vậy có khả năng TQ kéo cả Đức vào thông qua đầu tư ở Hy Lạp bởi vì các đầu tư của TQ ở đó gắn liền với quyền lợi kinh tế và đầu tư của Đức. Người Mỹ chắc chắn sẽ cảm thấy báo động trong khu vực Địa Trung Hải và phần còn lại của Châu Âu”.

Sau Hy Lạp Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến Brazil dự hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Kinh doanh BRICS và Đối thoại Lãnh đạo BRICS với Hội đồng Doanh nghiệp BRICS và Ngân hàng Phát triển Mới (NDB).


 

 


Share