Tranh luận về việc tiếp cận vắc xin trên toàn cầu vẫn tiếp tục

A pharmaceutical employee works on a vaccine

A pharmaceutical employee works on a vaccine. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hơn phân nửa số người lớn tại Mỹ đã chích đầy đủ vắc xin chống COVID-19, trước 6 tuần lễ so với mục tiêu đề ra là có 70 phần trăm người lớn nhận được ít nhất một mũi tiêm chủng. Tin tức nầy diễn ra khi các nhà khoa học hàng đầu đề nghị một chuyến đi Trung Quốc thêm nữa, như là một phần trong sứ mạng về coronavirus của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.


Trong khi Ấn Độ chật vật đối phó với gần 27 ngàn trường hợp nhiễm coronavirus, thì một triệu người đã phải di tản để tránh cơn bão Yaas ập đến.

Người ta lo sợ cơn bão dữ sẽ tàn phá vùng Odisha và tây Bengal, cũng như sẽ gây thiệt hại khắp nơi, với một ngư phủ cho biết COVID-19 đã gây nhiều đau thương rồi.

Thế nhưng trong 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận con số ca nhiễm thấp nhất trong gần 6 tuần lễ.

Đó là một dấu hiệu hy vọng là đợt lây nhiễm chết người thứ hai nầy đang giảm bớt, thế nhưng các viên chức chính phủ cho biết tình trạng thiếu hụt vắc xin là mối quan ngại lớn lao.

Trong khi đó, Liên Âu cũng lo lắng nhưng ít hơn.

Chủ tịch Ủy Hội Âu Châu, bà Ursula von der Leyen nói rằng, Liên Âu hy vọng sẽ nhận được hơn một tỷ liều vắc xin chống COVID-19 vào cuối tháng 9.

“Chúng tôi hiện trên đường đạt đến mục tiêu, là có đủ vắc xin để tiêm chủng cho 70 phần trăm số người lớn ở Liên Âu vào cuối tháng 7".

'Nếu tiếp tục với đà nầy, chúng tôi tin rằng sẽ có thể mở cửa an toàn, để chú tâm vào việc củng cố tiến trình nầy".

"Việc nầy quan trọng hơn, khi chúng ta tiến hành việc mở cửa lại và đặc biệt khi chúng ta tiến đến việc tạo sự dễ dàng đi lại khắp Âu Châu”, Ursula von der Leyen.

Bà cho biết, kỹ thuật về việc chứng nhận chủng ngừa vắc xin bằng phương tiện điện tử sẽ có sẵn, vào đúng mùa nghỉ hè sắp tới.

“Chúng tôi vui mừng trước thỏa thuận chính trị đạt được hồi tuần qua".

'Nó đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lãnh vực nầy".

"Các công dân sẽ sử dụng giấy chứng nhận được các nước công nhận, bất cứ nơi nào họ đến trong Liên Âu và các cơ sở về điện toán sẵn sàng ở mức độ của Âu Châu vào ngày 1 tháng 6”, Ursula von der Leyen.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Âu Châu cũng đồng ý hiến tặng ít nhất 100 triệu liều vắc xin chống COVID-19 cho các nước nghèo vào cuối năm nay, trong khi số lượng cung ứng gia tăng từ từ khắp Âu Châu.

“Chúng tôi hiện hoạt động về một sáng kiến trị giá một tỷ đồng euro từ Toán Âu Châu, để phát triển việc chế tạo vắc xin tại Phi Châu".

"Đó là một sáng kiến đặc biệt với các đối tác Phi Châu và sáng kiến nầy không chỉ là sản xuất khi xây dựng khả năng chế tạo, mà còn về việc phát triển tài năng, quản trị chuỗi cung ứng, cũng như khung cảnh pháp lý cần thiết qua Cơ quan Y tế Phi Châu”, Ursula von der Leyen.

Đó là một sáng kiến có thể giúp giải quyết vấn đề bất bình đẳng qua việc phân phối vắc xin, mà Trung tâm Phòng ngừa Dịch bệnh Phi Châu cho là một chuyện khó khăn.

Phó giám đốc trung tâm là ông Ahmed Ogwell cho biết, kế hoạch của Tổ Chức Y Tế Thế Giới là chủng ngừa 10 phần trăm dân số các nước vào tháng 9 là điều khả thi.

"Nếu chủ nghĩa dân tộc về vắc xin cần được giải quyết, nếu dỡ bỏ nhiều chính sách hạn chế xuất cảng vắc xin, nếu vắc-xin sản xuất được phân phối ngay lập tức đến nơi cần thiết nhất, thì trên thực tế chúng ta có thể đạt được 10% vào tháng 9, do hoạt động sản xuất diễn ra liên tục 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày trong tuần".

"Vấn đề là làm cho những loại vắc xin đó đến tay những người cần”, Ahmed Ogwell.
'Tôi nhận được tin nầy với niềm vui lớn lao bởi vì việc chế tạo vắc xin sẽ độc lập, từ việc tự tạo vắc xin mà không phải chạy quanh để yêu cầu thế giới lắng nghe chúng ta, để mang lại sự miễn nhiễm cho dân tộc khỏi loại virus, vốn đã gây rất nhiều đau thương cho mọi người”, Alberto Fernandez.
Trong khi đó, Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus chia sẻ ý niệm các quốc gia cần hợp tác nhau là chuyện khẩn cấp.

Được biết một phúc trình độc lập chỉ trích WHO chờ đợi quá lâu, để tuyên bố sự bùng phát dịch bệnh là chuyện khẩn thiết.

Ông cho biết các nước không nhất quán, khi hoàn thành nghĩa vụ về y tế quốc tế là báo cáo việc bùng phát cuả dịch bệnh.

“Một trong những thúc đẩy mạnh mẽ nhất trong đại dịch nầy, là sự thiếu đoàn kết và chia sẻ quốc tế".

"Với việc chia sẻ các dữ kiện, thông tin, kỹ thuật và tài nguyên, chúng ta không chỉ có thể vượt qua các yếu kém căn bản bằng các cam kết liên đới giữa các nước, mà còn tạo ra một nền tảng vững chắc cho việc nâng cao hợp tác”, Tedros Ghebreyesus .

Trong khi đó, một khoa học gia hàng đầu trong phái bộ truy tầm COVID-19 cho biết, một chuyến đi Trung Quốc thêm nữa sẽ có ích trong việc điều tra về nguyên nhân của virus, thế nhưng nó nên khác biệt với thông tin do Bắc Kinh cung cấp.

Còn Mễ Tây Cơ sẽ nhận được lô hàng đầu tiên vắc xin AstraZeneca sản xuất tại địa phương vào tuần nầy và nước nầy sẽ gởi phân nửa đến quốc gia cùng sản xuất là Á Căn Đình.

Tổng Thống Á Căn Đình là ông Alberto Fernandez cho biết, việc hoàn thành nầy đánh dấu một cột mốc cho sự độc lập về vắc xin của cả hai nước.

“Thỏa thuận đó cho phép Mễ Tây Cơ và Á Căn Đình cùng nhau chung sức, cùng hoạt động với nhau để không chỉ có vắc xin cho người của cả hai nước, mà còn cho tất cả anh em châu Mỹ La Tinh nữa".

'Tôi nhận được tin nầy với niềm vui lớn lao bởi vì việc chế tạo vắc xin sẽ độc lập, từ việc tự tạo vắc xin mà không phải chạy quanh để yêu cầu thế giới lắng nghe chúng ta, để mang lại sự miễn nhiễm cho dân tộc khỏi loại virus, vốn đã gây rất nhiều đau thương cho mọi người”, Alberto Fernandez.

Sáng kiến nói trên nhằm chia sẻ 150 triệu liều vắc xin chống COVID-19 trên khắp châu Mỹ La Tinh, cho thấy một niềm hy vọng cho các nước trong vùng, hiện gặp nhiều khó khăn trong việc có đủ vắc xin cung ứng.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share