Tổng Thống Ukraine kêu gọi trực tiếp đến Hội Đồng Bảo An về vụ Nga thảm sát thường dân

Ukainian President Volodymyr Zelenskyy in Bucha, northwest of the Ukrainian capital Kyiv

Ukainian President Volodymyr Zelenskyy in Bucha, northwest of the Ukrainian capital Kyiv. Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổng thống Ukraine đã dùng một bài diễn văn trước Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, để ví việc Nga tấn công đất nước của ông với tội ác chiến tranh của Đức Quốc xã, khi Nga phải đối mặt với nhiều lệnh trừng phạt hơn và bị cộng đồng quốc tế loại trừ. Và như một lời cảnh báo trước, khi một số trường hợp trong câu chuyện sau đây được xem là đáng quan ngại.


Tổng thống Ukraine đã trình chiếu một đoạn video đầy thương tâm, về những thường dân thiệt mạng, trước Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và kêu gọi Hội Đồng có hành động ngay lập tức, cũng như Nga phải ‘chịu trách nhiệm’ đối với những hành động tàn bạo rõ ràng tại Ukraine.

Với sự phản đối gay gắt trên toàn cầu về việc Moscow phát động cuộc, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đã ví cuộc tấn công của Nga, với tội ác chiến tranh của Đức Quốc xã.

Trong một bài phát biểu xúc động, bằng cách liên kết video từ Kyiv với Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên, ông Zelenskyy yêu cầu Hội đồng có hành động mạnh mẽ hơn, khi ông đưa ra một con số lạnh người, về số nạn nhân thiệt mạng trong cuộc chiến kéo dài 6 tuần.

“Tôi đang nói chuyện với quí vị, thay mặt cho những người tôn kính tưởng nhớ những người đã khuất mỗi ngày, để hồi tưởng những người dân đã chết, những người đã bị bắn vào sau đầu và giết chết, sau khi bị tra tấn".

"Một số người trong số họ đã chết bị bắn trên đường phố, những người khác bị ném xuống giếng, vì vậy họ chết ở những nơi đó trong đau khổ. Họ bị giết trong căn hộ của họ, trong các ngôi nhà bị ném lựu đạn nổ tung".

"Thường dân bị xe tăng nghiền nát, khi ngồi trên xe của họ ngay ở giữa đường”, Volodymyr Zelenskyy.

Được biết lời kêu gọi của ông Zelenskyy, sau những khám phá đáng kinh ngạc của các nạn nhân là thường dân ở Bucha và các thị trấn khác gần Kyiv sau khi Nga rút quân.

Ông và các viên chức khác đã tố cáo các sự kiện này, là tội ác chiến tranh và âm mưu diệt chủng.

Ông cũng kêu gọi thiết lập một tòa án tương tự như tòa án đã được thành lập tại Nuremberg, để xét xử tội phạm chiến tranh sau Thế chiến thứ hai.

Bà Barbara Woodward là đại diện thường trực của Vương quốc Anh tại Liên Hiệp Quốc.

Bà cho biết, một cuộc điều tra của Tòa án Hình sự Quốc tế đang được tiến hành, cùng những hành vi tàn bạo hơn nữa đã được Tổng thống Zelenskyy trình bày.

“Ông ta cho biết, phụ nữ đã bị hãm hiếp tập thể, kể cả trước mặt con cái của họ".

"Những người dân đó đã bị chặt tay chân và lưỡi của họ bị cắt ra".

"Xe tăng Nga đã đè bẹp các gia đình Ukraine ngồi trong xe, do không thể chạy thoát".

"Ông ấy nói với chúng tôi rằng, phải có trách nhiệm trình bày về những tội ác này".

"Vương quốc Anh, với tư cách là chủ tịch hiện tại của Hội đồng và là một đối tác cam kết của Ukraine, sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi điều đó xảy ra và quí vị nhớ rằng, chúng tôi là những người đầu tiên ủng hộ của cuộc điều tra thuộc Tòa án Hình sự Quốc tế ICC, hiện diễn ra".

'Chúng tôi hoan nghênh thông báo ngày hôm nay từ ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, về việc mở ra một cuộc điều tra độc lập”, Barbara Woodward .

Trong khi đó Hoa Kỳ và các đồng minh Tây phương, có kế hoạch bổ sung các biện pháp trừng phạt đối với Nga từ ngày 6 tháng 4, sau khi xuất hiện bằng chứng mới đáng lo ngại.

Thư ký Báo chí Tòa Bạch Ốc, bà Jen Psaki cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ có sự phối hợp của các quốc gia khác.

“Với sự phối hợp của khối G7 ở Liên Hiệp Âu Châu, một biện pháp trừng phạt bổ sung về chi phí sẽ áp đặt lên Nga, cũng như sẽ đẩy nước này vào con đường cô lập về kinh tế, tài chính và kỹ nghệ".

"Điều này sẽ bao gồm lệnh cấm đối với tất cả các khoản đầu tư mới ở Nga và gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với các tổ chức tài chính và doanh nghiệp nhà nước, cũng như các biện pháp trừng phạt Nga đối với các viên chức chính phủ Nga và các thành viên gia đình của họ".

"Nền quân sự Nga tài trợ và hỗ trợ cuộc chiến của Putin, vì vậy điều này sẽ được thực hiện với sự phối hợp của những biện pháp khác nữa”, Jen Psaki.

Còn Ủy ban châu Âu cũng đã đề nghị lệnh cấm nhập cảng than đá từ Nga, đây sẽ là lệnh trừng phạt đầu tiên nhắm vào ngành năng lượng của nước này vì cuộc xâm lược Ukraine.

Trong khi đó, một số quốc gia Âu châu đã trục xuất các nhà ngoại giao Nga.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu bà Ursula von der Leyen nói rằng, EU cần tăng áp lực lên Tổng thống Nga Putin.

“Nga hiện tiến hành một cuộc chiến khốc liệt và tàn nhẫn, không chỉ chống lại quân đội dũng cảm của Ukraine, mà còn chống lại dân thường của nước này".

"Điều quan trọng là phải có các áp lực cứng rắn, cùng hạn chế các lựa chọn chính trị và kinh tế".

"Bốn biện pháp chế tài đã ảnh hưởng mạnh mẽ lên ông Putin và điện Kremlin vào thời điểm quan trọng nầy".

"Chúng tôi đang thấy những kết quả rõ ràng về các sự kiện, chúng ta cần phải gia tăng áp lực của mình hơn nữa”, Ursula von der Leyen.
"Thứ hai, nó chắc chắn sẽ dẫn đến các bước tiến ăn miếng trả miếng và có đi có lại”, Dmitry Peskov.
Anh quốc cũng thông báo đã phong tỏa khoảng 350 tỷ Mỹ kim, tài sản của Nga cho đến nay.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã trực tiếp kêu gọi các công dân Nga, kêu gọi họ qua mặt truyền thông nhà nước, để tìm hiểu sự thật về cuộc chiến ở Ukraine.

Nói bằng tiếng Nga khi bắt đầu bài phát biểu trước khi quay lại tiếng Anh, ông Johnson nói, ‘người dân Nga xứng đáng với sự thật, các bạn xứng đáng với sự thật’.

“Những hành động tàn bạo của quân đội Nga ở Bucha, Irpin và những nơi khác ở Ukraine đã khiến thế giới kinh hoàng".

"Thường dân bị tàn sát, bị bắn chết với hai tay bị trói, còn phụ nữ bị hãm hiếp trước mặt con nhỏ của họ".

"Các thi thể bị thiêu rụi, vứt trong các ngôi mộ tập thể, hoặc chỉ nằm la liệt trên đường phố".

"Các báo cáo quá sốc và thật kinh tởm, không có gì lạ khi chính phủ của bạn đang tìm cách che giấu những chuyện nầy với bạn”, Boris Johnson.

Trong khi đó với nỗ lực tiếp tục cô lập Moscow, Tây Ban Nha, Ý, Đan Mạch và Slovenia đã trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Nga bị nghi là hoạt động tình báo, sau khi Pháp và Đức làm điều tương tự, với tổng số 180 vụ trục xuất trong 48 giờ.

Chính phủ Nga đã gọi đây là một ‘hành động thiển cận’ sẽ làm phức tạp thêm các nỗ lực đàm phán, nhằm chấm dứt các hành động thù địch.

Thư ký báo chí chính phủ Nga là ông Dmitry Peskov nói rằng, sẽ có các ‘bước đi có lại’ được thực hiện để đáp lại.

Ông gọi những cảnh quay về những cảnh bị cáo buộc tội ác chiến tranh, là "dàn dựng" và "hư cấu", đồng thời lên án phản ứng từ các quốc gia Âu châu.

“Chúng tôi xem việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga là hành động tiêu cực, chúng tôi lấy làm tiếc vì sự thu hẹp khả năng giao tiếp ngoại giao, đặc biệt công tác ngoại giao trong điều kiện khó khăn như vậy, cũng như trong điều kiện khủng hoảng vốn chưa được chuẩn bị trước".

"Đó là bước đi thiển cận và trước hết sẽ làm phức tạp thêm hoạt động giao tiếp của chúng tôi, trong khi điều này cần thiết để tìm kiếm sự hòa giải".

"Thứ hai, nó chắc chắn sẽ dẫn đến các bước tiến ăn miếng trả miếng và có đi có lại”, Dmitry Peskov.

Theo ước tính của Ukraine, cuộc xung đột tồi tệ nhất châu Âu trong nhiều thập niên, đã khiến 20 ngàn người thiệt mạng.

Còn Liên Hiệp Quốc cho biết, gần 4,25 triệu người Ukraine đã bỏ trốn khỏi đất nước, trong khi ước tính khoảng 7,1 triệu người phải di cư trong nước.

Nhiều người ở Ukraine đang chuẩn bị cho các cuộc oanh tạc tiếp theo của Nga, khi còi báo động không kích vang lên suốt đêm trên khắp đất nước.

Ukraine cho biết, hơn 400 thi thể dân thường đã được khai quật từ khu vực Kyiv rộng lớn, nhiều người trong số họ bị chôn trong các ngôi mộ tập thể.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share