Tổng Thống Iran mới đắc cử cứng rắn trong vấn đề hỏa tiễn và ủng hộ dân quân ở Trung Đông

Iran’s Incoming President Vows Tough Line on Missiles and Militias

Iran’s Incoming President Vows Tough Line on Missiles and Militias Source: The New York Times

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tân Tổng Thống Iran cho biết sẽ không gặp gỡ Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden, thế nhưng ủng hộ việc tiếp tục hội đàm với các siêu cường để tái lập hiệp ước nguyên tử năm 2015. Trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi được đắc cử, ông Ebrahim Raisi bị chất vấn về vai trò thẩm phán và những thách thức về hồ sơ nhân quyền của ông trong quá khứ.


Người đứng đầu ngành tư pháp Iran luôn chủ trương cứng rắn, nay trở thành Tổng Thống mới đắc cử, hiện nhậm chức trong một thời điểm nghiêm trọng của đất nước nầy.

Trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi thắng cử, có hàng chục máy thu thanh microphones đàng trước bục nói chuyện của ông, một dấu hiệu cho thấy cả thế giới mong muốn nghe những gì ông Ebrahim Raisi tuyên bố.

Ông xác nhận đã chuẩn bị tái cam kết đối với hiệp ước nguyên tử năm 2015, vốn giới hạn việc tinh luyện chất uranium của Iran, để đổi lại là việc dỡ bỏ cấm vận làm cho nền kinh tế Iran lụn bại.

Chính phủ Trump đã từ bỏ hiệp ước nói trên, thế nhưng ông Joe Biden lại muốn tái lậi.

“ Khuyến nghị quan trọng của tôi đối với Mỹ, là hãy nhanh chóng hoàn thành các cam kết của họ”.

“Họ phải dỡ bỏ cấm vận và qua đó cho thấy sự thành thật của họ”, Ebrahim Raisi.

Được hỏi liệu ông có gặp gỡ Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden hay không nếu hiệp ước được tái lập, câu trả lời ngắn gọn là không.

Được biết các chính phủ Tây Phương không hy vọng cuộc bầu cử ông Raisi lên chức vụ Tổng Thống sẽ thay đổi lập trường thương thuyết, như Lãnh đạo Tối cao Ali Khamenei tuyên bố về các chính sách quan trọng của Iran.

Trong một thỏa thuận trước khi ông Raisi nhậm chức vào tháng 8 sắp tới, theo đó cho phép ông nầy đổ lỗi cho người tiền nhiệm có thái độ ôn hoà hơn, đó là ông Hassan Rouhani, về bất cứ nhân nhượng nào đã thực hiện.

Tiến sĩ Anicee Van Engeland là một chuyên gia về vấn đề Iran tại đại học Cranfield ở Anh quốc cho biết.

“Có thể là ông ta để cho ông Rouhani tiếp tục việc nầy, sau đó đổ lỗi cho ông đó, hoặc ông ta quyết định kiểm soát nó, bởi vì việc nầy gần như là một thỏa thuận đã xong và sẽ là một thỏa thuận dễ dàng để thương lượng”.

“Ông ta có thể hưởng lợi theo một trong hai cách, từ bất cứ chiến lược nào mà ông áp dụng”, Anicee Van Engeland.

Trong khi đó, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và Âu Châu hy vọng sẽ táu tục các cuộc hội đàm tại Vienna càng sớm càng tốt.

Bà Maria Adebahr là nữ phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Đức.

“Dù thỏa thuận đạt được hay không thì dĩ nhiên là không thể nói được vào hôm nay, thế nhưng chúng tôi nghĩ rằng có một khả năng và đó có lẽ cũng từ quan điểm của tôi, chuyện nầy là khá nhanh chóng”, Maria Adebahr.

Tổng Thống mới đắc cử Raisi cho biết, ưu tiên trong chính sách ngoại giao của ông là cải thiện mối quan hệ với các lân bang trong vùng Vịnh bao gồm cà Ả Rập Saudi, thế nhưng ông nói rõ rằng bất cứ thỏa hiệp nào với các siêu cường Tây Phương sẽ không khiến cho Iran thay đổi việc hỗ trợ cho các nhóm dân quân trên khắp Trung Đông.

“Các vấn đề trong khu vực và hoả tiễn là chuyện không thể thương thuyết được”, Ebrahim Raisi.
“Sự kiện ông Raisi đề cập đến chuyện nầy là rất tốt, nó nằm ngoài tầm nhìn của công chúng, thế nhưng tôi chẳng thấy có bất cứ thái độ hối tiếc nào cả”, Van Engeland.
Trong khi đó, các nhóm tranh đấu cho nhân quyền nói rằng, ông Ebrahim Raisi có dính líu trong việc sát hại hàng ngàn tù nhân chính trị hồi năm 1988, sau cuộc chiến giữa Iran và Iraq.

Tuy nhiên ông Raisi cho biết.

“Mọi hành động trong thời gian tôi còn trong nhiệm vụ đó, luôn luôn là để tôn trọng nhân quyền”, Ebrahim Raisi.

Đây là lần đầu tiên ông bình luận công khai về vấn đề nói trên và tiến sĩ Van Engeland cho biết bà ngạc nhiên trước việc nầy.

“Có quá nhiều người bị giết và thế hệ thứ hai gồm con cháu họ hiện đòi hỏi công lý”.

“Sự kiện ông Raisi đề cập đến chuyện nầy là rất tốt, nó nằm ngoài tầm nhìn của công chúng, thế nhưng tôi chẳng thấy có bất cứ thái độ hối tiếc nào cả”, Van Engeland.

Được biết nhóm trước cho nhân quyền là Ân Xá Quốc Tế hiện kêu gọi Tổng Thống mới đắc cử, hãy điều tra các tội ác chống lại nhân loại.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share