Tổng Thống Biden phát động kế hoạch đối phó với biến đổi khí hậu

President Joe Biden signs an executive order regarding his administrations response to climate change at an event in the State Dining Room of the White House in Washington DC, January 27th, 2021. (Anna Moneymaker/NYT)

President Joe Biden signs an executive order regarding his administrations response to climate change Source: SIPA USA

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trong khi Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden ký một loạt các sắc lệnh hành pháp để đối phó với biến đổi khí hậu, thì đặc sứ của ông phụ trách khí hậu kể ra mùa hè cháy rừng khủng khiếp tại Úc là một lời kêu gọi khẩn cấp để hành động. Với Tòa Bạch Ốc có lập trường mạnh mẽ về môi trường như vậy, thì các chính sách về khí hậu tại Úc sẽ bị ảnh hưởng ra sao?


Các sắc lệnh hành pháp về biến đổi khí hậu do TổngThống Hoa Kỳ Joe Biden vừa ký, được mô tả là một nỗ lực nhiều tham vọng nhất của Mỹ, trong việc đối phó với hậu quả tệ hại nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu.

Tổng Thống Mỹ Joe Biden ký 3 sắc lệnh nhắm vào việc trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch, ngăn chận việc thuê mướn mới về dầu hỏa và khí đốt trên công sản của liên bang.

Ông Biden cho biết, kế hoạch đầy tham vọng của ông nhằm đối phó với hiểm họa từ biến đổi khí hậu.

"Trong quan điểm của tôi, chúng ta đã chờ đợi quá lâu để đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu nầy".

"Chúng ta không thể chờ đợi được nữa và chứng kiến mọi sự kiện với chính đôi mắt của mình".

"Chúng ta cảm nhận rồi biết được từ xương tủy và nay là lúc phải hành động".

"Tôi có thể nói rằng, nếu quí vị để ý đến thái độ của người dân Mỹ, nhắm đến sự kiện biến đổi khí hậu và phải làm một cái gì đó".

"Thái độ nầy đã gia tăng trên các khuynh hướng, Dân Chủ, Cộng Hòa hay Độc Lập", Joe Biden.

Ông cũng cho biết rằng, đề cập đến thay đổi khí hậu sẽ tạo ra công ăn việc làm cho người dân Mỹ, chứ không khiến họ mất đi công việc.

"Chúng tôi sẽ bố trí mọi người vào công việc, chúng ta sẽ không mất các việc làm trong các lãnh vực nầy mà sẽ kiến tạo ra công việc".

"Họ sẽ được hưởng lương bổng thích hợp tại hơn một triệu giếng dầu, đó không phải là chuyện mơ mộng viễn vông, mà là các giải pháp cụ thể và thực hiện được".

"Chúng tôi biết làm thế nào, để tiến hành chuyện nầy", Joe Biden.

Được biết chính quyền Biden đề ra một loạt mục tiêu để hạn chế ô nhiễm từ các nhiên liệu hóa thạch, trong lãnh vực năng lượng đến năm 2035 và từ nền kinh tế Mỹ nói chung vào năm 2050.

Các sắc lệnh hành pháp của ông được đề ra, nhằm gia tốc lãnh vực năng lượng từ mặt trời và gió, vốn đã là một thị trường phát triển đã được đẩy mạnh, nhằm giảm đi sự phụ thuộc của nước Mỹ vào dầu hỏa và khí đốt.

"Đây không phải là lúc dành cho các biện pháp nhỏ bé, mà chúng ta cần phải cứng rắn hơn".

'Vì vậy xin cho tôi nói rõ, việc đó bao gồm tiếp sức sống cho các cộng đồng than đá, dầu hỏa, khí đốt và nhà máy điện".

'Chúng ta phải khởi động bằng cách tạo ra các công ăn việc làm mới được trả lương tốt, đóng lại các giếng dầu bỏ hoang, cải tạo các khu mỏ, biến đổi các địa điểm xưa cũ thành những trung tâm phát triển kinh tế mới, tạo nên các công việc trả lương tốt trong các cộng đồng đó, nơi các công nhân sinh sống tại đó vì họ giúp đỡ trong việc xây dựng đất nước nầy", Joe Biden.

Các hành động sâu rộng của tân chính phủ Mỹ tạo áp lực ngày càng gia tăng lên nước Úc, trong việc chấp nhận một lập trường mạnh mẽ hơn về biến đổi khí hậu.

Tuyên bố trước Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đặc sứ về khí hậu của ông Biden là ông John Kerry, kể ra chuyện cháy rừng khủng khiếp tại Úc như là một bằng chứng cho thấy, các nhà lãnh đạo phải khẩn cấp cắt giảm lượng khí thải.

“Ba năm trước, các nhà khoa học cảnh cáo chúng ta là có 12 năm để ra các quyết định, hầu tránh được các hậu quả tồi tệ của cuộc khủng hoảng khí hậu".

'Nay chúng ta chỉ còn có 9 năm còn lại và chúng ta hiện ở trong thập niên quyết định để hành động và bằng chứng cho tình trạng khẩn cấp thực sự, đã có chung quanh chúng ta”, John Kerry.

Theo chuyên gia về năng lượng Jim Orchard, Tòa Bạch Ốc với những cam kết mới về khí hậu, sẽ đặt nước Úc vốn thiếu sót một tham vọng về biến đổi khí hậu, dưới sự theo dõi nhiều hơn của quốc tế.

Trong khi đó, Tổng Trưởng Năng lượng của Úc là ông Angus Taylor nói chuyện với ông Kerry hôm thứ hai, ông Kerry hoan nghênh mục tiêu của nước Úc đạt được mức thải khí bằng không càng sớm càng tốt.

Thế nhưng ông Orchard cho rằng, các chính trị gia Úc dường như bị nhiều áp lực, trong việc cam kết đạt được mục tiêu khí thải bằng không, trong một cách thức chính xác hơn.

“Sự khó chịu của đảng Tự do, là họ bắt buộc thừa nhận phải đạt đến mục tiêu. Đó là năm 2050, hay 2060 hoặc 2070?".

"Rõ ràng đảng nầy có một số lượng lớn cử tri, đặc biệt là những người giàu có tại các đơn vị như Warringah, Kooyong và Wentworth, họ hy vọng đảng Lao Động sẽ thiết lập các mục tiêu và bắt đầu tiến bước cùng với thế giới”, Jim Orchard.
"Vì vậy chúng ta có thể làm theo những điều tốt và tôi đoán nếu tinh tế, chúng ta sẽ tránh được những gì không hữu hiệu cho Tổng Thống Biden và chính quyền của ông”, Jim Orchard.
Sự khó chịu của Liên Đảng là những gì mà ông Orchard nói rằng, đảng Lao Động Úc sẽ hoan nghênh.

Thế nhưng nếu Lao động nắm quyền trong kỳ bầu cử sắp tới, họ có thể cũng đối phó với cùng các vấn đề.

Ông Orchard cho rằng, Mỹ và Úc có cùng các thách thức về môi trường tương tự nhau, chẳng hạn như có kỹ nghệ lớn lao về than đá.

"Cả hai quốc gia chúng ta đều là những nước sản xuất khí đốt thiên nhiên quan trọng, phía Hoa Kỳ lệ thuộc vào kỹ thuật fracking".

"Cả hai nước đều có những khác biệt lớn lao, vì vậy những phức tạp trong việc phát động các xe chạy điện sẽ trở thành vấn đề như quí vị biết, làm sao tôi có thể lái một chiếc xe điện đến Alice Springs, hay đến tiểu bang trung tâm là Utah hay Wyoming vân vân”, Jim Orchard.

Tuy nhiên trong khi Mỹ dự tính thay thế các xe hơi của chính phủ, bằng các xe chạy điện do Mỹ chế tạo, thì nước Úc vẫn chưa có một chính sách về chuyện nầy.

Một khi Hoa Kỳ có kế hoạch về việc giảm bớt khí thải có thể thực hiện, ông Orchard tin rằng các đảng lớn tại Úc thừa nhận rằng, sự chuyển đổi nầy không thể tránh được.

“Tôi nghĩ, bất cứ chuyện gì xảy ra tại Mỹ, sẽ tạo nên một kiểu mẫu rất hữu ích cho nước Úc theo dõi".

"Vì vậy chúng ta có thể làm theo những điều tốt và tôi đoán nếu tinh tế, chúng ta sẽ tránh được những gì không hữu hiệu cho Tổng Thống Biden và chính quyền của ông”, Jim Orchard.

Theo một phúc trình mới của Hội đồng Khí hậu, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt cực độ và mực nước biển gia tăng có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế Úc 100 tỷ đô la một năm, vào năm 2038.

Phúc trình cũng nhấn mạnh rằng, không có quốc gia phát triển nào bị thiệt hại do biến đổi khí hậu nhiều hơn là nước Úc.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share