Tôi đã chủng ngừa vắc xin COVID-19, rồi chuyện gì sẽ xảy ra?

Woman proud to have received vaccine

Woman proud to have received vaccine Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Cho đến nay có gần 2 triệu rưỡi liều vắc xin đã được tiêm chủng cho người dân Úc và chương trình chủng ngừa vẫn tiếp tục. Với việc vắc xin mới chống COVID-19 hầu như được phát triển mỗi ngày, có nhiều câu hỏi đặt ra là chuyện bình thường và đó là những nghi vấn đã được các chuyên gia y tế giải đáp.


"Vắc xin tốt nhất là loại có sẵn và an toàn hiện nay. Hãy điện thoại đường giây nóng về vắc xin và liên lạc với bác sĩ gia đình, để được chủng ngừa càng sớm càng tốt. Đó là con đường dẫn đến hồi phục”, Martin Foley.

Một thông điệp quan trọng từ Bộ trưởng Bộ Y tế Victoria ông Martin Foley, khuyến khích mọi người dân trên 50 tuổi xắn tay áo và tiêm vắc-xin, khi Úc hướng tới một xã hội bình thường sau COVID.

Khi việc chủng ngừa tăng tốc thông qua mạng lưới bác sĩ gia đình và các trung tâm qui mô, mọi người đang suy tính về cuộc sống sau tiêm chủng, cả chuyện lập tức và lâu dài.

Với sự phát triển vắc-xin COVID-19 mới hầu như mỗi ngày, việc có thắc mắc là điều bình thường.

Chẳng hạn như chính xác thì điều gì sẽ xảy ra sau khi quí vị được chủng ngừa và những tác dụng phụ ban đầu là gì?

Các phản ứng thông thường khi tiêm chủng bao gồm đau, tấy đỏ hoặc sưng tấy nơi quí vị nhận kim tiêm, sốt nhẹ hoặc đau đầu.

Một số người sẽ gặp các triệu chứng giống như cúm và có thể cần thời gian rời xa các hoạt động bình thường như làm việc.

Giáo sư Peter Collignon là một bác sĩ bệnh truyền nhiễm và nhà vi trùng học từ Trường Y Khoa thuộc Đại học Quốc gia Úc.

“Một trong các phản ứng phụ mà quí vị thường gặp là sốt, đau nhức, một số người còn thấy chuyện nầy xảy ra trong một ngày, một số người khác thấy nhiệt độ lên đến 38 độ hay hơn nữa".

"Đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể quí vị phản ứng với vắc xin và đó là dấu hiệu tốt".

"Cơ thể quí vị đã nhận ra những vật lạ, bạch cầu đã phản ứng chống lại và tạo ra các kháng thể".

"Khi nào và nếu quí vị tiếp xúc với virus thực sự, quí vị đã sẵn sàng để chiến đấu và tiêu diệt chúng, do quí vị đã có kháng thể và bạch cầu".

'Ngay cả với 10 phần trăm gặp trường hợp nầy và cảm thấy khó chịu, họ có thể nghỉ một buổi hay một ngày nghỉ làm”, Peter Collignon.

Có sự khác biệt giữa các tác dụng phụ từ vắc xin Pfizer và AstraZeneca không?. Vâng, có.

Các chuyên gia cho biết đối với Pfizer, các triệu chứng phổ biến hơn sau liều thứ hai.

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau hoặc sưng, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, sốt và ớn lạnh, đau khớp.

Ít gặp hơn là buồn nôn, nổi hạch, đau nhức chân tay, mất ngủ, ngứa ngáy nơi tiêm.

Các tác dụng phụ hiếm gặp được báo cáo, bao gồm phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Đối với AstraZeneca, các triệu chứng phổ biến hơn sau liều đầu tiên.

Các tác dụng phụ phổ biến của nó bao gồm đau nhức, mệt mỏi, đau cơ, buồn nôn, sốt và ớn lạnh.

Ít gặp hơn là hạch to, đau nhức chân tay, chóng mặt, giảm sự thèm ăn hoặc đau dạ dày.

Các tác dụng phụ hiếm gặp được báo cáo bao gồm phản ứng dị ứng nghiêm trọng, hoặc đông máu hiếm gặp và bất thường.

Để biết thêm, đây là chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và cựu Phó Giám đốc Y tế, Tiến sĩ Nick Coatsworth.

“Tôi đã tiêm chủng vắc xin AstraZeneca mũi đầu tiên, tôi cảm thấy khá khó chịu và kéo dài trong 24 tiếng đồng hồ".

"Những gì chúng ta thấy từ các kinh nghiệm ở ngoại quốc, là mũi chích thứ hai có vẻ như có phản ứng phụ dễ chịu hơn, ít mệt mõi, ít nhức đầu, ít đau nhức cơ thể".

"Thế nhưng điều thực sự chúng ta thấy tại Úc, là liều vắc xin Pfizer thứ hai hiện được chủng cho những người gặp nhiều phản ứng phụ đó".

'Thế nhưng nên nhớ là chuyện nầy chỉ xảy ra ngắn thôi, chúng sẽ biến mất khoảng 2 hay 3 ngày sau, cũng như dễ dàng chữa trị với paracetamol”, Nick Coatsworth.

Thế nhưng những gì liên quan đến kinh nghiệm chủng ngừa vắc xin COVID-19?

Tiến sĩ Janine Trevillyan thuộc viện Y tế Austin ở Melbourne, giải thích những gì xảy ra khi đến chủng ngừa tại một bác sĩ gia đình.

“Chúng tôi khuyến khích mọi người hãy ghi tên, vì chuyện nầy sẽ giúp quí vị hơi nhanh hơn một chút, do toán y tế có sẵn thông tin của quí vị".

'Đầu tiên chúng tôi xem tiền sử y tế, nếu quí vị có dị ứng trong quá khứ hay có vấn đề với thuốc men, hoặc quí vị có thai chẳng hạn".

'Người tiêm chủng sẽ hỏi quí vị một loạt các câu hỏi, rồi nói chuyện về những chuyện như chống đối hay ủng hộ vắc xin, các phản ứng phụ có thể xảy ra trong ngắn hạn, cũng như xem trường hợp của quí vị có phải là một trong số những người hiếm hoi bị phản ứng phụ nặng hay không".

"Mọi người luôn luôn có chút ngạc nhiên, khi mọi việc diễn ra quá dễ dàng".

"Rồi quí vị đi vào phòng kế cận, ngậm vài viên kẹo để chờ trong 15 phút”, Janine Trevillyan.

Một khi quí vị đã chủng ngừa, liệu các giới hạn và khuyến cáo y tế vẫn còn được áp dụng?

Tiến sĩ Anita Munoz thuộc Đại học Hoàng gia Úc Đào tạo Bác sĩ Gia đình cho biết vẫn còn, thế nhưng không chặt chẽ.

“Quan tâm của tôi là chúng tôi bị kẹt ở một nơi mà chẳng có lối thoát, việc đó tùy thuộc vào mọi người trong cộng đồng có tiêm chủng hay không".

'Nếu chúng ta không chủng ngừa, virus nầy sẽ tiếp tục có khả năng giết người, thế nhưng rất hy vọng nếu dân chúng được tiêm chủng".

'Các hạn chế nghiêm ngặt sẽ được dở bỏ, vì vậy chúng ta sẽ trở lại được tự do như trước đây”, Anita Munoz.

Còn giáo sư Collignon giải thích thêm về ý nghĩa cuả tiến sĩ Munoz.

“Lý do chính để chủng ngừa là việc nầy sẽ bảo vệ cho quí vị khỏi các bệnh nặng và có thể tử vong".

"Nó giảm bớt cơ hội, ngay cả quí vị bị bệnh nhẹ đi nữa, ở mức độ nào nó giống như hiện nay chúng ta có coronavirus".

'Khi quí vị không có miễn dịch cộng đồng hay sự lây nhiễm ít oi, quí vị vẫn tiếp tục phải tiêm chủng".

"Thế nhưng quí vị theo đúng các nguyên tắc nầy như thế nào, tùy thuộc vào sự lây nhiễm cộng đồng".

"Nếu quí vị có nhiều người tiêm chủng, chúng ta vẫn cần phải cẩn thận thế nhưng ít đi”, Peter Collignon.
"Sự cân bằng là quá nghiêng về vắc xin, vì vậy theo ý kiến của tôi, quí vị sẽ chẳng khôn ngoan nếu không chủng ngừa”, Peter Collignon.
Như vậy việc chủng ngừa vắc xin kéo dài bao lâu và có cần phải tiêm thêm một liều tăng cường trong tương lai không ?

Tiến sĩ Munoz cho biết, việc nầy vẫn chưa rõ.

“Chúng tôi nghĩ có khả năng là những người tiêm chủng với vắc xin Pfizer, sẽ cần chích thêm mũi gia tăng thứ ba".

'Tổng cộng thời gian để vắc xin có tác dụng, thì vẫn không biết rõ".

"Nếu quí vị chủng ngừa năm nay, quí vị chắc chắn sẽ được miễn nhiễm trong suốt năm và đây là chuyện quan trọng".

'Cũng tương tự khi quí vị cần chủng ngừa cúm mỗi năm, rất có thể chúng ta cần nâng cấp vắc xin COVID-19, do chúng có khả năng đột biến”, Anita Munoz.

Được biết người dân Úc được khuyến khích hãy tìm các thông tin tin cậy, để giúp họ có những chọn lựa đúng đắn và biết rõ chương trình chủng ngừa luôn được cập nhật.

Tiến sĩ Janine Trevillyan hy vọng người dân Úc thường cảm thấy dễ chịu với chuyện chủng ngừa.

“Có lẽ người Úc nói chung hiện có thời gian để nhìn vào các bằng chứng, để hiểu được ý niệm về rủi ro và biết được rằng, có một rủi ro rất nhỏ về phản ứng phụ khi chích vắc xin".

'Chúng ta biết rằng không có thuốc men nào lại không có phản ứng phụ, thế nhưng ích lợi của việc người dân Úc chủng ngừa vượt quá các rủi ro đó”, Janine Trevillyan.

Trong khi đó, bác sĩ gia đình là ông Todd Cameron đồng ý về chuyện nầy.

“Cách thức duy nhất vượt qua đại dịch là việc chủng ngừa, vì vậy chúng ta cần xắn tay áp lên, trong khi đó nhiều người lại chọn ngồi chờ xem".

"Câu hỏi của tôi là, họ làm như vậy với mục đích gì?".

"Nếu quí vị chờ đợi một chuyện sẽ mang lại cảm hứng cho mình, thì có lẽ nên chờ đến một vụ rò rỉ tại địa phương, hay một đợt bùng phát sẽ truyền cảm hứng, vì vậy tốt hơn hết hãy hoàn thành việc chủng ngừa”, Todd Cameron .

Còn giáo sư Collignon cho biết, điều quan trọng là hãy có một nhận thức rộng rãi về vấn đề nầy.

“Có nhiều loại thuốc và các loại dược phẩm khác nhau mà chúng tôi kê toa, vốn có mức độ phản ứng phụ trầm trọng, hơn nhiều các vắc xin nầy".

"Cho đến nay ích lợi vượt quá các rủi ro, nếu quí vị thuộc nhóm những người cao niên, khi có tỷ lệ 90 phần trăm các trường hợp tử vong".

"Sự cân bằng là quá nghiêng về vắc xin, vì vậy theo ý kiến của tôi, quí vị sẽ chẳng khôn ngoan nếu không chủng ngừa”, Peter Collignon.

Cuối cùng, quí vị có được bồi thường nếu có phản ứng trái ngược khi tiêm chủng vắc xin?

Chính phủ liên bang cho biết là không, chuyện chủng ngừa là không bắt buộc vì vậy không có kế hoạch để bồi thường những tổn hại do vắc xin chống COVID-19.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.

Ngoài ra đường giây trợ giúp hoạt động 24 giờ mỗi ngày có tên là National Coronavirus Helpline ở số 1800 020 080.


Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share