Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các chính phủ hãy xem trẻ em là ưu tiên trong lúc đại dịch còn kéo dài

 Monday, April 20, 2020. Only the children of essential workers and students deemed vulnerable are expected at Queensland schools as part of the efforts to fight the COVID-19 pandemic. (AAP Image/Dan Peled) NO ARCHIVING

Michelle Merriman watches her daughter Audrey, 9, as she and her sister Grace, 8 Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

WHO khuyến cáo rằng không có chuyện trẻ em miễn nhiễm với Covid-19, tuy nhiên tổ chức này cũng nói rằng đóng cửa trường học chỉ nên là giải pháp cuối cùng cho những nơi nào dịch đang bùng phát mạnh mà thôi.


Trong cuộc họp trực tuyến với giới chức y tế và các nhà bảo vệ nhân quyền trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gởi đến các chính phủ thông điệp: Đây là lúc cần quyết định.

Sau 9 tháng kể từ lúc đại dịch Covid-19 bùng phát nhiều quốc gia vẫn đang vật lộn với câu hỏi làm sao bảo vệ dân chúng nhưng xã hội vẫn có thể vận hành.

Tổng Giám đốc WHO, Dr Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trẻ em phải là ưu tiên.

"Giữ cho trẻ em an toàn không phải là việc chỉ cho trường học, chính phủ hay cha mẹ. Đó là nhiệm vụ của tất cả mọi người cùng làm. Không có chuyện trẻ em miễn nhiễm với virút, nhưng bao gồm các biện pháp đúng đắn chúng ta có thể giữ cho trẻ em được an toàn, và dạy cho chúng biết sức khỏe và giáo dục là hai thứ quý giá nhất trên đời."

Thống kê của WHO cho thấy các ca nhiễm Covid dưới 20 tuổi ít hơn bình thường 10 phần trăm, và các ca tử vong vì Covid ở độ tuổi này ít hơn bình thường 0,2 phần trăm.

Dr Ghebreyesus nói còn phải tìm hiểu thêm về những tác động lâu dài của Covid với trẻ em, nhưng đóng cpa trường học chỉ nên là biện pháp cuối cùng tại những nơi nào dịch đang bùng phát mạnh mà thôi.

"Duy trì giáo dục bằng cách học từ xa, thời gian đóng cửa trường học là chỉ để đưa vào các biện pháp phòng ngừa một khi trường học mở cửa lại."

Giám đốc phụ trách các trường hợp khẩn cấp của WHO Dr Michael Ryan nói Âu Châu đang trong tình trạng khó khăn khi mùa Hè sắp hết học sinh sẽ sớm quay lại trường, trong lúc mùa Đông đang đến.

"Làm sao chúng ta làm được cả hai chuyện, vừa bảo vệ những người có nhiều nguy cơ, vừa cho học sinh trở lại trường. Chúng ta phải chọn lựa trước sức ép liên tục của đại dịch."

Các quốc gia Phi Châu cũng đang gặp những thách thách to lớn. Tổng Giám đốc tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc, UNESCO, Audrey Azoulay, cho biết phân nửa số học sinh trên thế giới chưa trở lại trường lớp và đang có nguy cơ là 11 triệu nữ sinh sẽ không còn bao giờ được đi học nữa.

"Trường học đóng cửa càng lâu chừng nào hậu quả càng nghiêm trọng chừng đó, đặc biệt trẻ em các gia đình nghèo, trường học chính là chỗ dựa cho chúng về mặt sức khỏe và được bảo vệ, chưa kể một số nơi, trường học còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các em đó."


Giám đốc Điều hành của quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc, UNICEF, Henrietta Fore, mô tả tác động của đại dịch Covid-19 là tình trạng khẩn cấp cho giới trẻ.

"Việc học của số học sinh đông đảo hoàn toàn bị gián đoạn trong nhiều tháng trời thực sự là một tình trạng khẩn cấp cho giáo dục toàn cầu."

Cả ba cơ quan WHO, UNESCO và UNICEF đã ấn hành những hướng dẫn cụ thể để làm sao mở cửa trường học được an toàn.

Bà Fore cho biết một khảo cứu gần đây của UNICEF cho thấy ¼ các quốc gia trên thế giới hiện chưa thể quyết định ngày mở cửa lại các trường học.

"Đó là lý do tại sao chúng tôi đang thục giục các chính phủ hãy xem việc mở cửa trường học là ưu tiên khi cởi bỏ phong tỏa, hãy đầu tư để bảo vệ các học sinh một khi trường học mở cửa trở lại. Chúng tôi kêu gọi các chính phủ hãy xem xét tất cả mọi lĩnh vực, việc học, sự bảo vệ, sức khỏe thể xác lẫn tinh thần, làm sao quyền lợi của trẻ em phải được đưa lên hàng đầu."

Share