Thủ tướng Scott Morrison chịu áp lực phải thay đổi chính sách khí hậu

Malcolm Turnbull speaking at the National Press Club

Malcolm Turnbull speaking at the National Press Club Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã thúc giục thủ tướng đương nhiệm Scott Morrison tham dự hội nghị khí hậu toàn cầu rất quan trọng đang diễn ra ở Glasgow, ông nói rằng "lịch sử được tạo nên bởi những người dám hành động". Thủ tướng vẫn chưa quyết định liệu ông có tới Scotland để tham dự hội nghị thượng đỉnh COP-26 của Liên Hợp Quốc hay không.


Cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull hiểu rõ những cạm bẫy chính trị của chính sách chống biến đổi khí hậu.

"Đây là một cuộc khủng hoảng đang tồn tại và chúng ta phải cắt giảm lượng khí thải của mình, chúng ta phải ngừng đốt than và khí đốt."

Biến đổi khí hậu còn được các nhà lãnh đạo thế giới gọi là 'khủng hoảng khí hậu', các nhà lãnh đạo sẽ họp vào tháng 11 để đàm phán về các chính sách quan trọng của Liên hợp quốc về COP-26.

Thủ tướng Scott Morrison vẫn không chắc liệu ông có tham dự hay không vì chuyến đi sẽ trùng với thời điểm Úc dự định sẽ mở cửa và dỡ bỏ phong tỏa.

"Lịch sử được tạo nên bởi những người dám hành động và cất tiếng nói. Nếu ông Morrison quyết định không đến Glasgow, ông ấy sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ về các vấn đề đang được ưu tiên của ông ấy trong lúc này".

Ông Turnbull cho biết ông sẽ đến Glasgow với tư cách là đại diện kinh doanh, giới thiệu loại khí hydro thân thiện với môi trường.

Đây là lúc thế giới đưa ra thời hạn, và gia tăng áp lực trong nước.

Thủ hiến New South Wales Gladys Berejiklian cho biết chính phủ của bà đã đưa ra tham vọng mới của riêng mình. 

"Chúng tôi thực sự hài lòng khi chính phủ của chúng tôi tiến hành giải quyết vấn đề này, tôi nghĩ rằng chúng tôi đang thực hiện theo kỳ vọng của cộng đồng và biến NSW trở thành nơi đầu tư chính.

Đây là những hành động cởi mở rất đúng đắn và giúp tạo ra nhiều công việc hơn trong tương lai. Chúng tôi vui mừng vì tất cả đều đồng nhất quan điểm về sự việc quan trọng này."

Tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ đã cam kết giảm dần lượng khí thải ròng xuống mức 0 vào năm 2050.

Tại New South Wales, chính phủ tiểu bang đang đặt ra mục tiêu cao hơn và cam kết sẽ giảm một nửa lượng khí thải vào năm 2030, tăng tham vọng đó lên 35%.

Chính phủ Liên bang đặt mục tiêu từ 26 đến 28%.

Phát ngôn nhân về năng lượng của Đảng Lao động Chris Bowen nói rằng Thủ tướng không dẫn đầu trong công cuộc này.

"Hôm nay chúng ta thấy được sự tụt hậu của Scott Morrison, tụt hậu so với chính đảng Tự do của chính ông ấy ở New South Wales, một chính phủ của Đảng Tự do, cam kết sẽ cắt giảm lượng khí thải khoảng 50% vào giữa quý tới."

Lãnh đạo của đảng Xanh, Adam Bandt, nói rằng thủ tướng có thể làm tốt hơn.

“Nếu Đảng Tự do ở NSW có thể nâng mục tiêu năm của họ vào năm 2030 thì Scott Morrison cũng có thể.
Nếu Scott Morrison có thể bay ra nước ngoài để ký hợp đồng tàu ngầm thì ông ấy có thể bay ra nước ngoài để ký thỏa thuận khí hậu.
Khi công dân New South Wales ủng hộ mục tiêu mới của tiểu bang, tổng trưởng ngân khố Josh Frydenberg cho biết nỗ lực đạt được sự đồng thuận của liên bang cũng đang được tiến hành.

“Rõ ràng là chúng tôi đang có những cuộc thảo luận nội bộ rất tích cực và mang tính xây dựng. Không phải tất cả mọi người sẽ đồng ý về mọi điểm. Nhưng chúng tôi đang có các cuộc thảo luận mang tính xây dựng trong nội bộ về các khía cạnh khác của kế hoạch, các khía cạnh dài hạn hơn trong kế hoạch giảm phát khí thải của chúng tôi.”

Bộ trưởng quản lý các vấn đề khẩn cấp Bridget McKenzie đã công khai những quan điểm nội bộ đó.  

"Có những nghị sĩ ngoài kia muốn khí hậu trở nên mát mẻ hơn, muốn những thông điệp bảo vệ khí hậu trở nên phổ biến, mà không thực sự hiểu và không đánh giá được hậu quả của những quyết định hôm nay. Chúng ta cần những cuộc tranh luận nghiêm túc."

Thủ hiến New South Wales đang rất biết ơn những thoả thuận đạt được.

"Tôi biết ơn sâu sắc vì chúng ta là một tập thể đoàn kết, nhưng hơn bao giờ hết, chúng tôi đạt được những gì mà cộng đồng của chúng tôi mong đợi ở chính phủ của họ, nhưng nó thách thức hơn nhiều khi bạn có nhiều nhiệm vụ trong việc quản lý quốc gia và tôi không so bì với thủ tướng khi thực hiện sứ mệnh này."

Đó là nhiệm vụ mà Thủ tướng sẽ phải thực hiện khi hội nghị COP26 diễn ra vào tuần tới.

Cam kết đưa lượng khí thải ròng về 0 là chưa đủ - các nhà lãnh đạo thế giới dự kiến sẽ đến Glasgow để cố gắng đạt nhiều mục tiêu hơn vào năm 2030.

Share