Sức khỏe là vàng (19) Cấp cứu tại bệnh viện

SBS

Một bé gái trong phòng cấp cứu Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nếu không may cần gọi đến xe cứu thương, để không quá bỡ ngỡ trong giây phút thập tử nhất sinh, Bác Sĩ Phan Đình Hiệp cho biết cặn kẽ phải chuẩn bị những gì.


Những trường hợp nào thì nên đi khám cấp cứu?

1-Các bệnh thông thường như ỉa chảy, hơi nhức đầu, cảm vặt, họ, khô ngứa da..

 Thường thì đến bác sĩ gia đình trước, vừa đúng ngạch vừa có thể theo dõi lâu dài, và vừa giảm gánh nặng bệnh viện

Bạn có thể đến những phòng mạch ngoài giờ. Có những phòng mạch mở đến 12 giờ đêm hay có phòng mạch mở 24 giờ - thì những bệnh nhẹ và đơn giản có thể đến khám
2-Tình huống khẩn cấp: như đau ngực nhiều, chấn thương chảy máu, dị ứng có kèm khó thở hay phù nề lưỡi miệng, đau bụng nhiều khả năng cao là nên đi thẳng bệnh viện (dù là trong hay ngoài giờ hành chính)
3-Đa số tình huống bạn không chắc chắn: thường thì Bác sĩ gia đình sẽ là nơi bạn đến, nhưng nếu bạn thấy khẩn cấp, thì cứ việc đến khoa cấp cứu của bệnh viện mà thấy cần thiết.

Xe cứu thương có miễn phí?

Tùy theo bạn có bảo hiểm tư hay thẻ giảm giá HCC hay không? Vì dùng ambulance có thể rất đắt.

Nên vào phòng cấp cứu bằng ambulance hay tự đi xe nhà đến?

Tùy theo từng dạng bệnh và điều kiện cụ thể

1. Những bệnh nhẹ thì bạn nên đến bác sĩ gia đinh như đã nói

2. Bệnh nặng thì nên đi bằng ambulance, - tuy nhiên nhiều khi nhân viên đến và sẽ không chở nếu bệnh nhân không thật sự cần đi cấp cứu.

3. Nhiều rủi ro nếu bạn chở bằng xe nhà (khẩn cấp, hoảng, tắc đường…)

Có được chọn nhà thương điều trị?

Bạn có thể tự đến bất kỳ khoa cấp cứu của bệnh viện nào.

Tuy nhiên, nếu bạn dùng ambulance, có thể ambulance quyết định sẽ là nhà thương gần nhà nếu có chỗ.

Nếu bạn có bảo hiểm y tế tư - bạn có thể chọn công hay tư… tùy bạn

Hoạt động của khoa cấp cứu ở Úc như thế nào?

Thông qua hệ thống phân định bệnh nặng- nhẹ, chứ không phải đến trước phục vụ trước…

Những điểm mà bệnh nhân cần chú ý khi đi khám cấp cứu

a) Mang tất cả những kết qủa thử máu/xét nghiệm Xray (trước đây đã có)

b) Mang tất cả các thuốc đang uống

c) Nếu có người biết tiếng Anh thì tốt, nếu không nên dùng dịch vụ thông dịch

d) Chú ý - bình tĩnh và kiên nhẫn, nhưng linh động báo tin cho nhân viên nhận bệnh.

Khi gặp bác sĩ cấp cứu, bạn cần chú ý điều gì?

- Khai bệnh thật (bảo mật)

- Những việc liên quan đến bảo hiểm, chấn thương, bạo hành.
- Vai trò của nhân viên Y tế (Intern, HMO… Consultant) … có thể yêu cầu gặp cấp cao hơn - Không rõ về bệnh trạng, cac xét nghiệm, cứ hỏi
- Đặc biệt hỏi xem sau khi ra khỏi nhà thương phải làm gì(FOLLOW UP)

- Nhớ nhắc letter cho GP / khám ngoại trú

Nếu có thắc mắc về y tế hay sức khỏe xin quí vị hãy gửi câu hỏi cho Ban Việt ngữ tại trang face book www.facebook.com/sbsvietnamese


Share