Thị trường tài chính Úc một năm đầy biến động

Treasurer Josh Frydenberg hands down the budget at Parliament House.

Treasurer Josh Frydenberg hands down the budget at Parliament House. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Thị trường tài chính Úc châu trải qua một trong những năm được cho là nhiều bất ổn nhất, tuy nhiên vẫn kết thúc với những dấu hiệu khá lạc quan. Các chuyên gia kinh tế nhìn lại một năm 2020 đầy những biến cố trong thị trường chứng khoán Úc, và nhìn về tương lai.


Đó là một trong những năm nhiều biến động nhất đối với thị trường chứng khoán Úc châu - thị trường tiếp tục tăng trưởng trong những tuần lễ đầu của năm 2020 bất chấp các trận cháy rừng tàn khốc.

Và sau đó, thậm chí khi mà tin tức về coronavirus bắt đầu lan truyền, và nước Úc ghi nhận ca nhiễm bệnh đầu tiên vào ngày 25/1, giá cổ phiếu tiếp tục chạm mức kỷ lục, đạt đỉnh vào ngày 20/2 ở con số 7162.

Khi mức độ nghiêm trọng của virus dần được nhìn nhận lại, và kinh tế bắt đầu đóng cửa, thị trường Úc lao dốc. Giá cổ phiếu giảm hơn ⅓ giá trị.

Chỉ trong vòng 1 tháng, giá các cổ phiếu giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016.

Đây cũng là một câu chuyện tương tự với các thị trường trên thế giới, khiến các ngân hàng trung ương các quốc gia - bao gồm Cục Dự trữ liên bang Mỹ - phải bơm hàng tỷ đô la vào nền kinh tế.

Nhà phân tích thị trường của I-G, Kyle Rodda nói rằng nước Úc hầu như đã chạm đến khủng hoảng.

“Thực sự chúng ta đã đến rất gần tới một cuộc khủng hoảng tài chính hồi tháng Ba, trước khi Cục Dự trữ Liên bang bước vào can thiệp và bảo đảm rằng họ sẽ cung cấp thanh khoản, hỗ trợ cho đồng đô la Mỹ, và bảo đảm rằng các thị trường tài chính của chúng ta sẽ không dừng hoạt động do hậu quả của cú sốc này đối với hệ thống tài chính và kinh tế.”

Ngân hàng Dự trữ Úc châu đã hỗ trợ thị trường.

Một khoản cắt lãi suất được đưa ra vào đầu tháng Ba, và cắt xuống một lần nữa vào giữa tháng, cùng với một chương trình mua trái phiếu.

Nói chuyện với SBS Tiếng Việt, Tiến sỹ kinh tế Việt Hoàng cho rằng ngân hàng trữ kim đã làm tất cả những gì có thể.
Khi mà chúng ta có lệnh lock-down vào giữa tháng Ba, thì có thể nói ngân hàng trung ương Úc đã ra tay rất kịp thời khi mà ngay trong cuộc họp đầu tiên vào đầu tháng Ba của họ, họ đã cắt lãi suất xuống còn 0.5% từ 0.75%.
"Và giữa tháng Ba thì họ có một cuộc họp khẩn cấp và cắt tiếp lãi suất từ 0.5% xuống còn 0.25%, và sau 6 tháng chờ đợi thì ngân hàng trung ương tiếp tục cắt lãi suất xuống còn 0.1%. Thêm vào đó là ngân hàng trung ương bơm vào nền kinh tế 100 tỷ đô la để bảo đảm rằng chính phủ Úc có thể đi vay với lãi suất rất thấp để cứu vớt nền kinh tế."

Chính phủ Liên bang cũng cùng lúc tung ra các khoản thanh toán hỗ trợ kinh tế, và sau đó là gói hỗ trợ tiền lương khổng lồ trị giá 130 tỷ đô la.

Thị trường bắt đầu quay trở lại bất chấp giá dầu xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử. Úc chứng kiến sự sụp đổ của hãng hàng không Virgin, một đợt phong tỏa tuyệt đối ở Victoria và tỷ lệ thất nghiệp đạt định ở 7.5 phần trăm.

Vào tháng Chín, Úc được xác nhận đã tiến vào kỳ suy thoái đầu tiên sau gần 30 năm.

Vậy tại sao thị trường lại đi lên?

Mahjabeen Zaman, chuyên gia cấp cao về đầu tư của Citi Australia giải thích.
Thị trường có xu hướng tiến lên phía trước và định giá trong nền kinh tế không phải bây giờ, mà là 6 hoặc 12 tháng sau. Vì vậy, một số tin tốt về phục hồi kinh tế đã ở trong các mức giá.
"Một lý do khác khiến chúng tôi thấy thị trường phục hồi, bất chấp số ca nhiễm COVID gia tăng trên toàn cầu, đó là các khoản kích thích.”

Và sau đó là sự kiện chính trị lớn nhất toàn cầu - cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Nó khiến dẫn đến một sự bùng nổ mạnh mẽ nhất trên thị trường - với mức tăng 10 phần trăm trong tháng 11.

Thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên - vậy các chuyên gia nghĩ như thế nào về năm 2021?

Julia Lee từ Burman Invest dự đoán một sự phục hồi và tăng trưởng trong tương lai không xa.
Trước hết, tôi rất lạc quan về thị trường, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có một chặng đường hoạt động tốt, ít nhất là trong một đến hai năm tới. Mỗi khi có một cuộc suy thoái, điều chúng ta cần là thiết lập lại và tăng trưởng, và đó là bối cảnh tích cực cho các khoản đầu tư và thị trường chứng khoán.
"Thứ hai, sức mạnh của đồng đô la Úc trong vài tháng qua thật đáng kinh ngạc và hiện có dự báo rằng, chúng ta sẽ thấy đồng đô la Mỹ sẽ giảm 80 xu trong năm tới. Điều đó có nghĩa là Ngân hàng Dự trữ sẽ ở dưới áp lực phải tăng lãi suất.”

Tất nhiên, đây không phải là một quan điểm mà mọi người đều đồng nhất, nhưng nếu như điều đó có xẩy ra, thì đó sẽ là một sự thay đổi lớn từ ngân hàng dự trữ, với khẳng định rằng lãi suất sẽ không tăng trong khoảng 3 năm tới.

Tuy nhiên năm 2020 đã cho chúng ta thấy rằng, những điều ít kỳ vọng nhất đều hoàn toàn có thể xẩy ra.

Mời quý vị nghe toàn bộ nội dung ở phần audio.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share