Liệu thư viện có tàn đi trong thời kỹ thuật số?

A young woman reads a book in a library

Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trong thời đại kỹ thuật số, không ít người tự hỏi liệu số phận các thư viện sẽ như thế nào, thư viện có trở thành những nơi cất giữ sách đơn thuần hay không? Thế nhưng thư viện ở Úc đang rất sôi động một cách ngạc nhiên, vì thư viện đang trở thành một nơi hữu dụng cho những người mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính để từ đây họ dấn bước vào hành học, công việc và hội nhập.


Thư viện Úc quan trọng đến mức nào? Mạng lưới thư viện công cộng ở Victoria (PLVN) thấy rằng cần phải có câu trả lời cho câu hỏi này, khi mạng lưới kêu gọi sự hỗ trợ cộng đồng và tài trợ nhà nước cho ngành thư viện.

Phát ngôn nhân của mạng lưới Thư Viện Victoria Chris Buckingham nói rằng sự tham gia nhiều hơn của chính phủ tiểu bang sẽ giúp cung cấp nguồn lực tốt hơn cho các cộng đồng mới thành lập ở Victoria.

"Victoria chào đón gần 3.000 cư dân mới mỗi tuần. Tài trợ từ chính quyền tiểu bang cho hoạt động của chúng tôi gắn liền với chỉ số giá tiêu dùng - CPI , như vậy có nghĩa là các dịch vụ thư viện nào phục vụ cộng đồng đang phát triển, cộng đồng mới có những nhu cầu phức tạp thì ngân sách tài trợ này không theo kịp yêu cầu đòi hỏi. Vì vậy, chúng tôi rõ ràng là rất cần chính phủ tiểu bang xem xét ngân sách tài trợ hoạt động dành cho các thư viện công cộng từ đó liên kết nó với cả chỉ số giá tiêu dùng - CPI và sự tăng trưởng dân số. "

Các thư viện công cộng ở Victoria thu hút hơn 30 triệu lượt truy cập mỗi năm và 15.000 trẻ em trong tiểu bang đến thư viện mỗi tuần cho các chương trình đọc viết sớm.

Ông Buckingham nói rằng nếu nguồn tài trợ nhiều hơn có thể giúp các chương trình này trở nên tốt hơn.

"Chúng tôi đang hỗ trợ cho các chương trình cụ thể như việc giúp các em nhỏ làm quen với việc học chữ, những chương trình như thế này rât hữu hiệu cho trẻ, giúp trẻ chuẩn bị tốt hơn cho việc vào trường. Và chúng tôi cũng muốn chính phủ tiểu bang hỗ trợ chúng tôi với việc cung cấp chương trình STEAM - gồm các bài học thực hành được xây dựng kết hợp kiến thức và kỹ năng ứng dụng khoa học, công nghệ, tiếng Anh, Toán, và nghệ thuật vào. Vì vậy, chúng tôi thực hiện rất nhiều chương trình kiểu học ngoại khóa không chính thức trong thư viện và chúng tôi đang tìm kiếm sự hỗ trợ. Chúng tôi có nguồn lực, chúng tôi có chuyên môn có nhân lực, tất cả những gì chúng tôi cần là có thêm nhiều tiền hơn một chút để hỗ trợ việc cung cấo những chương trình như vậy. "

Victoria có 'Chương trình Thư viện Sống', chưng trình này cung cấp tài trợ từ $ 10,000 - $ 750,000 cho các hội đồng địa phương để nâng cấp cơ sở hạ tầng thư viện.

Nghiên cứu do Chính quyền địa phương Victoria ủy nhiệm thực hiện cũng cho thấy sự hỗ trợ của chính quyền tiểu bang Victoria đối với thư viện công tính trên đầu người trung bình là ở mức 7,94 đô la cao hơn so với ở New South Wales 3,76 và Queensland 6,07.

Nhưng Chủ tịch Hiệp hội Chính quyền địa phương Úc, David O'Loughlin, nói rằng các thỏa thuận tài trợ giữa chính quyền tiểu bang và địa phương cần phải tốt hơn.

"Trong tiểu bang của tôi ở Nam Úc, chính phủ đã từng tài trợ cho các thư viện 50-50 ngang bằng với các hội đồng địa phương. Nhưng điều đó đã giảm dần qua các năm cuống còn 90-10 hoặc ít hơn 10% từ nguồn tiền của chính quyền tiểu bang. Thật đáng thật vọng vì điều đó có nghĩa là nhu cầu của chúng tôi tăng trong chỉ số tiêu dùng CPI thì đứng yên.Nó rất khó để giải thích cho các cộng đồng rằng các cơ sở mà họ yêu thích đang dẫn đến tviệc quá tải vì không được đầu tư theo kịp so với CPI."

Hội đồng Dân tộc Victoria tổ chức một loạt các sự kiện trong các thư viện, bao gồm cả việc phát hành sách song ngữ và các buổi phát triển chính sách.

Chủ tịch ECCV, Kris Pavlidis nói rằng thư viện là nơi không thể thiếu đối với cuộc sống của nhiều người di cư mới.

Khi chúng tôi đang cố gắng hỗ trợ những người mới đến định cư trong cộng đồng, và đặc biệt là những người không nói tiếng Anh, dù thư viện là một điểm khởi đầu tuyệt vời hay không đối với các nhóm cộng đồng vốn đang tìm cách hòa nhập vào môi trường mới thì điều quan trọng là họ đem theo ngôn ngữ của mình vào cộng đồng kvà ngôn ngữ đó có liên quan trực tiếp đến nhóm mới đến."

Clem Gillings chỉ đạo cho các Dịch vụ Cộng đồng tại Maribyrnong Hội đồng Thành phố ở phía tây Melbourne, nơi 40 phần trăm cư dân được sinh ra ở nước ngoài.

Bà Gillings nói có sách, tạp chí và DVD có sẵn tại thư viện của họ bằng các ngôn ngữ khác nhau, cũng như một loạt các chương trình đa dạng.

"Chúng tôi điều hành những thứ như 'cà phê trò chuyện', đó là những cơ hội học ngoại ngữ không chính thức cho những người mới định cư ở Maribyrnong và đang cần hỗ trợ về việc học tiếng Anh để có thể tương tác trong cộng đồng một cách thoải mái."

Garry Starr, Quản lý Thư viện và Cộng đồng tại Hội đồng Canterbury-Bankstown ở phía tây nam Sydney, nói rằng các thư viện trong khu vực của ông sẽ được chính phủ tiểu bang tài trợ.

"Theo truyền thống thì những khoản phí do các cư dân cư ngụ trong địa phương đóng cho phí quản lý của council chính là nguồn ngân sách cho các dịch vụ thư viện hoạt động. Tôi đã nghĩ rằng trong tương lai, nếu sự cam kết của các chính phủ, cấp chính quyền tiểu bang là muốn tiếp tục tài trợ thêm nữa cho thư viện thì điều đó có nghãi là nó chỉ có thể mang lại kết quả tốt hơn cho tất cả các thư viện công cộng và cho cộng đồng mà thôi. "

Gần một nửa (44%) cư dân của Canterbury-Bankstown được sinh ra ở các nước không nói tiếng Anh và ông Starr nói rằng các thư viện của thành phố là những nơi mà dành cho tât cả các nền văn hóa.

"Chúng tôi đã phát triển các chương trình với sự cân nhắc rằng tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính tiên đối với nhiều cộng đồng của chúng tôi,. Vì vậy, chúng tôi có một chương trình được xây dựng cụ thể nhắm mục tiêu vào viêc để kết nối các bà mẹ và trẻ em nhằm giúp họ học hỏi, đọc sách và những thứ tương tự, giữa mẹ và con. Điều này cho phép chúng tích cực hơn đối vơi các sách và ấn phẩmcủa khu vực trường tiểu học."

Sinh viên 22 tuổi Farah El-Dib là thành viên của thư viện Bankstown. Cô nói rằng cả gia đình cô đều sử dụng cơ sở này.

"Tôi biết rằng bà và dì của tôi thích xem các sách ở khu tiếng Ả Rập. Nhưng họ không ngồi đó lâu - họ tìm những thứ họ muốn và sau đó họ mượn đem về nhà. Nhưng anh chị em họ của tôi, và tất cả những người cùng tuổi tôi đều đến đó sau giờ học để học, đặc biệt là trong kỳ thi Trung học HSC. 

Peter Kearnes là một người nghỉ hưu ở phía tây nam Sydney, ông sử dụng thư viện của Canterbury-Bankstown suốt cả cuộc đời.

Ông và vợ thường xuyên đưa cháu đi cùng để họ cũng có thể nuôi dưỡng tình yêu đọc sách cho cháu.

"Chúng tôi đến đó để kể chuyện và làm thủ công. Và đó là một cách để nuôi dưỡng tình yêu đọc sách và tình yêu dành cho sách. Ý tưởng của tôi là cuốn chúng vào trong các câu chiuyện của sách để thấy rằng sách có nhiều điều hay và những câu chuyện thú vị để đọc."

Kris Pavlidis của ECCV cho biết các thư viện sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là đối với những người di cư mới.

"Thường thì rào cản đầu tiên là ngôn ngữ và nếu chúng ta có thể phổ biến thông tin cho mọi người, đó là bước đầu tiên hướng tới giải quyết và hỗ trợ hiệu quả. Vì vậy, khi chúng tôi có thông tin về những gì đang diễn ra, có thể, chúng ta bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn một chút về môi trường của chúng ta."

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share