Thế hệ Bùng nổ Trẻ em có thật được nhiều ưu ái của thời cuộc?

Angus Witherby is a city planner who says he can't afford to retire - SBS Insight .jpg

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Cứ sáu người thuộc thế hệ Baby Boomer (Thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh) thì có một người không có nhà riêng, và một số không dám nghỉ hưu do lương hưu không đủ. Những người sinh trong thế hệ này vẫn được xem là 'thế hệ kiếm tiền' tuy nhiên các chuyên gia cho biết quan niệm này không hoàn toàn đúng đối với nhiều người.


Angus Witherby là một nhà quy hoạch thành phố nhưng ở tuổi 64, ông vẫn đang nỗ lực trả hết tiền vay mua nhà và hầu như không có tiền hưu bổng.

"Nhưng chắc chắn trải nghiệm sống của riêng tôi rất khác với đa số những người phát biểu trong phòng tối nay. Tôi không giàu có. Tôi không có tiền hưu bổng. Tôi phụ thuộc vào công việc kinh doanh của chính mình để có thu nhập. Ở tuổi này, không ai giao việc cho tôi. Kế hoạch gọi là tốt nhất là tôi sẽ còn tiếp tục làm việc đến năm 75 tuổi để trả hết khoản thế chấp và các khoản nợ khác."

Khi sắp nghỉ hưu và số tiền hưu bổng chưa đến $3.000 AUD, Angus không chắc mình sẽ tự nuôi sống mình như thế nào.

Ông nói rằng nhiều người vẫn nghĩ rằng những người thuộc thế hệ bùng nổ có nhiều tiền sẽ nghỉ hưu với số dư siêu dồi dào, nhưng điều này không áp dụng với ông.

Cơ quan Thống kê Úc (Australian Bureau of Statistics) phân loại những người thuộc thế hệ bùng nổ dân số là thế hệ sinh từ năm 1946 đến năm 1964.

Sau hai cuộc ly hôn tốn kém, Angus đều ra đi với giá trị tài sản còn lại là âm.

Nhưng ly hôn không phải là nguyên nhân duy nhất của hao hụt tài sản sau một đời làm việc.

Khi tiền hưu bổng của Craig Doyle rơi vào tình trạng trì trệ cách đây 10 năm, ông được khuyên nên chuyển số tiền này thành các khoản đầu tư bất động sản được coi là an toàn.

Tổng cộng, danh mục đầu tư của Craig bao gồm 5 bất động sản với giá trị ròng khoảng 3 triệu AUD.

Tuy nhiên, tình hình tài chính của ông không hề an toàn.

Trên thực tế, mỗi tài sản đang tạo ra nhiều nợ hơn là lợi nhuận do trả lãi tiền nhà, lãi suất tăng, tiền thuê bị đóng băng, thuế đất và chi phí tu sửa.

Craig đã đưa ra một quyết định khó khăn là bán hết, từng cái một, những căn nhà mà ông đã đầu tư bằng toàn bộ quỹ hưu trí của mình.

"Tôi và vợ tôi đến với nhau muộn, chỉ mới 10 năm nay. Chúng tôi quyết định rằng con đường phía trước là đầu tư vào bất động sản. Vì vậy, chúng tôi bắt đầu đầu tư vào ba bất động sản riêng biệt, đầu tiên là thông qua chính sách hưu bổng của chúng tôi, áp dụng lợi ích của việc làm đó. Và thật không may là trong 5 năm qua, lãi suất tăng trên toàn quốc, và thị trường định giá cho các tài sản mà chúng tôi mua đã giảm xuống. Vì vậy chúng tôi phải đi đến quyết định ngưng đầu tư và bán hết tất cả chúng, và chúng tôi đã thua lỗ."

Phó giáo sư Myra Hamilton tại Đại học Sydney nghiên cứu về dân số già hóa của Úc và các vấn đề ảnh hưởng đến thế hệ bùng nổ trẻ em.

Cô nói ý tưởng về thế hệ giàu có không phải là hiện thực đối với một số người thuộc thế hệ bùng nổ.

Trong khi phần lớn tài sản của họ gắn liền với nhà cửa bất động sản, thì khoảng 1/6 người thuộc thế hệ bùng nổ dân số không sở hữu nhà riêng.

Thêm vào đó, phụ nữ từ 55 tuổi trở lên là một trong những nhóm người phải đối mặt với tình trạng vô gia cư tăng nhanh nhất, một phần do những rào cản trong lực lượng lao động.

"Tôi nghĩ chắc chắn có một khoản cách lớn trong thế hệ bùng nổ trẻ em - baby boomer. Khi nói về những người thuộc thế hệ baby boomer người ta hay nghĩ đây là thế hệ may mắn, thế hệ giàu có, và điều này có nghĩa là nó che đậy sự bất bình đẳng rất đáng kể về tài sản trong thế hệ baby boomer, đồng thời che giấu những bất lợi rất nghiêm trọng trong một số bộ phận của thế hệ. Có một quan niệm không chính xác rằng những người thuộc thế hệ bùng nổ trẻ em được hưởng lợi một cách không công bằng từ nhiều điều kiện kinh tế và xã hội, còn những người trẻ tuổi hiện nay đang gặp khó khăn. Do đó có một sự liên hệ không chính xác khi so sánh giữa sự thành đạt của người thuộc thế hệ bùng nổ dân số với những người trẻ tuổi đang gặp khó khăn hiện nay như thế nào. Và tôi thực sự nghĩ rằng không chỉ những người giàu có thuộc thế hệ bùng nổ dân số mới là đối tượng bị phán xét này, mà tất cả bọn họ bất kể họ tài sản của họ là bao nhiêu."

Nhà kinh tế học Evan Luca nói rằng, mặc dù có sự chênh lệch giàu nghèo giữa các thế hệ, nhưng những người thuộc thế hệ bùng nổ đã chứng kiến rất nhiều chính sách thuận lợi trong cuộc đời của họ.

Tiền hưu bổng Superannuation, thuế lãi vốn capital gains tax và đòn bẩy tài chính âm negative gearing đều góp phần giúp những người thuộc thế hệ bùng nổ nắm giữ khối tài sản ước tính khoảng 1,9 ngàn tỷ AUD.

Và ông nói khoảng 40% số tài sản đó được nắm giữ dưới dạng bất động sản.

"Điều rất có lợi cho những người thuộc thế hệ bùng nổ, đặc biệt là trong nửa sau của sự nghiệp kiếm tiền của họ, là sự thay đổi hệ thống thuế bên trong nó. Thực tế là chính sách của chính phủ thực sự muốn bạn càng đầu tư nhiều vốn hơn vào đó vì lợi ích về thuế đi kèm với nó. Vì vậy, bạn chuyển từ thuế thu nhập cá nhân sang hệ thống thuế hưu bổng, một trong những mức thấp nhất trong giai đoạn đó. Và chúng ta là một trong ba quốc gia không đánh thuế vào quỹ hưu trí khi bạn vào giai đoạn nhận lương hưu. Vì vậy, khi bạn nghỉ hưu, bạn sẽ không phải trả thuế trong quỹ hưu trí. Và bạn cũng là một trong ba đối tượng có tác động lớn nhất đến ngân sách chính phủ vì dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già và người từ 50 tuổi trở lên có khuynh hướng sử dụng NDIS nhiều hơn so với các tuổi khác."

Trong khi sự hỗ trợ tài chính của gia đình thường là lý do khiến con cái của thế hệ bùng nổ dân số bước vào một thị trường bất động sản có giá cả phải chăng, Angus nói rằng ông thậm chí không có đủ tiền để nuôi sống bản thân.

Không thể nghỉ hưu sớm, ông phải dựa vào sự hỗ trợ tài chính của các con và bây giờ cảm thấy như thể kết quả tốt nhất của ông là không để lại nợ nầng cho các con gánh.

"Tôi cảm thấy điều tốt nhất tôi có thể làm được là tôi không nợ bất kỳ khoản tiền nào trong tài sản của tôi, như vậy ít nhất tôi không tạo gánh nặng cho các con tôi về điều đó."

Share