Thảm họa lũ lụt trầm trọng thúc đẩy lời kêu gọi giới chức hãy có hành động chính trị khẩn cấp

A climate change sign is seen in Milton, Brisbane, Monday, March 7, 2022. Queensland residents hit by floods in the southeast are facing months of recovery. (AAP Image/Jono Searle ) NO ARCHIVING

Signs in flood-affected Milton, Brisbane Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các trận lũ lụt lớn trong những tuần vừa qua ở New South Wales và Queensland đã làm tăng thêm tranh luận về tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là khi đề cập đến thiên tai. Với một cuộc bầu cử liên bang sẽ diễn ra chậm nhất vào tháng Năm năm nay, các yếu tố chính trị và kinh tế của một cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu càng quan trọng hơn bao giờ hết.


Nhà vận động về môi trường Hội đồng Khí hậu Úc đang kêu gọi tất cả các ứng cử viên trong cuộc bầu cử liên bang hãy cam kết với người dân Úc rằng họ sẽ thực hiện những bước đi cụ thể nhằm chuẩn bị cho một thực tế không thể tránh khỏi trong tương lai do biến đổi khí hậu gây ra.

Giám đốc điều hành của Hội đồng Khí hậu Úc là bà Amanda McKenzie.

Bà nói chính phủ liên bang hiện nay nhận được nhiều sự cảnh báo về vấn đề này nhưng chưa làm được gì.

Các nhà khoa học đã cho hay rất rõ rang là trong khoảng 30 năm nay, nguy cơ lũ lụt sẽ tăng lên. Các hiện tượng thời tiết cực đoan đang gia tăng do hậu quả của biến đổi khí hậu. Và biến đổi khí hậu được thúc đẩy bởi vì chúng ta cẫn còn sử dụng nhiên liệu hóa thạch chẳng hạn như than đá, dầu và gas. Vì vậy, khoa học tuyên bố rằng chúng ta cần loại bỏ những nhiên liệu này. Thật không may, trong tám năn qua, chính phủ liên bang đã không có một hành động ý nghĩa nào nhằm giải quyết biến đổi khí hậu.

Hội đồng Khí hậu nói các ứng cử viên tham gia cuộc bầu cử nên vạch ra một kế hoạch cụ thể về những gì họ sẽ làm trong nhiệm kỳ quốc hội liên bang ba năm tới, nhằm mở rộng quy mô sản xuất năng lượng tái tạo, cũng như điều chỉnh nền kinh tế Úc đi theo hướng loại bỏ nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Biến đổi khí hậu là một vấn đề không chỉ nằm gọn trong nhiệm kỳ ba năm – mà đó là một vấn đề cần được lập kế hoạch dài hạn vượt ra khỏi một nhiệm kỳ bầu cử của chính phủ.

Tuy nhiên bà McKenzie nói rằng vấn đề này hiện nay rất cấp bách, tổ chức của bà đang tìm kiếm giải pháp tập trung nhất, về những gì cần phải được thực hiện nhanh chóng nhất.

Chúng ta cần phải hành động thực sự nhanh chóng nhằm giảm mạnh lượng khí thải. Đáng lẽ chúng ta phải giảm bớt lượng khí thải trong 20 năm qua. Nhưng, bây giờ chính là thời điểm thích hợp nhất để thựa sự làm được điều này. Lượng khí thải cần phải giảm xuống 75% trong thập kỷ này và sau đó tiếp tục giảm xuống cho đến mức zero.

Đại diện về kinh tế của Nhóm Kỹ nghệ Úc không quá chỉ trích chính phủ hiện tại như Hội đồng Khí hậu.

Cơ quan này cho biết đã có nhiều sáng kiến có giá trị đang được thực hiện.

Người đứng đầu Chính sách Môi sinh, Năng lượng và Khí hậu của Nhóm Kỹ nghệ Úc là ông Tennant Reed.

Ông Reed nói mặc dù các ngành kỹ nghệ Úc rất đa dạng và nhu cầu mỗi ngành vô cùng khác nhau, nhưng đều có chung một sự hiểu biết rằng biến đổi khí hậu không chỉ là một vấn đề về môi trường mà còn là một vấn đề kinh tế.

Rõ ràng là ngày càng nhiều doanh nghiệp được mở ra cơ hội chuyển đổi sản xuất sang sử dụng năng lượng đa dạng, và đó là điều cần thiết nhằm gỉai quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Ngoài ra ở đây còn có các nguy cơ sẽ xảy ra nếu họ không chuyển đổi và không nhận được sự thúc đẩy đúng đắn.

Một vấn đề đau đầu khác đó là xây dựng sự kiên cường và khả năng chống trả những ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu.

Bà Amanda McKenzie nói những cộng đồng như Lismore ở New South Wales cần được tái xây dựng theo một phương cách trong đó phải bao gồm sự ứng phó khi điều kiện khí hậu thay đổi.

Chúng ta cần phải hiểu rất rõ ràng khi chúng ta bắt tay vào việc tái xây dựng trên vùng đồng bằng ngập lụt. Rủi ro về lũ lụt nằm ở đâu? Đó là một điều cần hết sức lưu ý. Các diện tích truyền thống của vùng đồng bằng bị lũ lụt nay đang được mở rộng. Những tòa nhà đặt trên vùng đồng bằng bị ngập lụt cần được đánh giá lại cảnh báo rằng chúng có thể sẽ bị ngập lụt. Nhiều khu vực hiện nay đang trải qua những trận lũ lớn, cần phải cẩn thận khi tái xây dựng ở những khu vực đó, bởi vì tài sản có thể sẽ không được bảo hiểm, và sau đó người dân sẽ không còn gì hết sau một trận lũ như thế này. Chúng ta không thể nhìn thấy điều này cứ lặp đi lặp lại.

Bà Alexi Boyd là Giám đốc điều hành của Hội đồng các tổ chức doanh nghiệp nhỏ của Úc (COSBOA).

Bà cho biết các thành viên doanh nghiệp nhỏ ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai ở New South Wales và Queensland đã nói với bà rằng cần phải lập ra một kế hoạch vững vàng nhằm chống chịu những hiện tượng tương tự trong tương lai.

Chắc chắn những gì chúng tôi lắng nghe từ các thành viên của mình, và trên thực tế, những gì chúng tôi đang lắng nghe từ các cơ quan khác, như Hội đồng Bảo hiểm Úc, là cần phải chi nhiều tiền hơn cho khả năng phục hồi và lập kế hoạch, cũng như năng lực chuẩn bị, thay vì trích hơn 97% quỹ ra để chi trả và cứu trợ thiên tai sau khi thảm họa xảy ra.

Bà Boyd nói các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng và cần phải là trung tâm của bất kỳ kế hoạch nào nhằm chống lại sự biến đổi khí hậu.

Tôi nghĩ khi chúng ta lập kế hoạch cho tương lai, thì các doanh nghiệp nhỏ là một phần rất lớn trong đó. Tôi nghĩ bởi vì nhóm này là những người sử dụng lao động lớn nhất, và chúng tôi có tác động rất lớn đến nền kinh tế. Nếu loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ ra khỏi nền kinh tế chính là làm mất đi tầm quan trọng và giá trị của nhóm này trong cộng đồng. Vì vậy, bất kỳ kế hoạch tương lai nào khi đề cập đến môi trường đều cần có những ý tưởng kinh doanh nhỏ. Tương lai sẽ như thế nào? Chúng ta có thể lập kế hoạch cho nền kinh tế đó như thế nào để có ảnh hưởng tích cực, và bảo đảm rằng các doanh nghiệp nhỏ vẫn là một phần mạnh mẽ của cộng đồng? Bởi vì tất cả chúng ta đều biết rằng các doanh nghiệp nhỏ hỗ trợ cho công nhân của họ, cho người dân địa phương của họ, và cho chính bản thân họ. Với tư cách là những người kinh doanh nhỏ, chúng tôi một phần nội bộ quan trọng của cộng đồng địa phương. Và chúng tôi bảo đảm rằng các cộng đồng sẽ phát triển mạnh mẽ, có một chiến lược đối phó hữu hiệu với biến đổi khí hậu.

Share