Phụ nữ di dân với visa tạm thời nín lặng trước bạo hành gia đình

Some victims of domestic violence are afraid to ask for help

Some victims of domestic violence are afraid to ask for help Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một báo cáo mới cho thấy các phụ nữ nhập cư đang giữ visa tạm thời, một khi lâm vào hoàn cảnh bị bạo hành gia đình thì thường chịu cảnh nín nhịn chứ không dám tố cáo, vì họ sợ rằng nói ra sẽ bị trục xuất. Tác giả của báo cáo này, các chuyên gia tại trường Đại học Monash đã kêu gọi cải tổ lại hệ thống di trú để có thể bảo vệ tốt hơn những người dễ bị hiếp đáp này.


Họ là một trong những người dễ bị hiếp đáp bắt nạt và làm khó, những người dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng.

Họ là những phụ nữ mới đến Úc, và trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình.

Họ không biết phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ đâu và chuyện gì sẽ xảy ra cho họ sau đó?

Một báo cáo mới đã tìm thấy những phụ nữ mới đến này bị lâm vào hoàn cảnh khó khăn và đơn độc khủng khiếp.

Phó giáo sư của Đại học Monash Marie Segrave - một trong những tác giả của báo cáo - nói rằng những người phụ nữ này thường còn phụ thuộc vào người bảo lãnh họ, đưa họ qua Úc ... và phần lớn những người bảo trợ thị thực này cũng là thủ phạm của sự bạo hành gia đình.

"Liên quan đến tình trạng di cư của họ, nhóm phụ nữ này đặc biệt dễ bị tổn thương. Họ có thể đã đến bằng visa du học và khi gặp bạo lực gia đình thì hệ thống của chúng ta hiện nay không có một sư hỗ trợ cụ thể nào cho người đang có visa sinh viên. Đối với một người đang có visa vợ chồng, thì sự hỗ trợ cũng hạn chế nếu bạn muốn đi ra khỏi cuộc hôn nhân đó và vẫn muốn ở lại Úc. Có rất nhiều điều không họ không biết xung quanh visa của họ cũng như tình trạng của họ, và nếu có con, họ không biết là con mình có được là công dân Úc hay không."

Theo Giáo sư Segrave, tình trạng hôn nhân của những phụ này thường bị đem ra để làm áp lực lên họ hoặc đe dọa họ.

"Mặc dù về mặt lý thuyết, hệ thống di trú cho phép những phụ nữ có mối quan hệ tan vỡ do bạo lực gia đình được áp dụng các điều khoản về bạo lực gia đình. Với các phụ nữ này thì câu họ thường nghe từ những người bảo trợ visa cho họ nói rằng 'họ sẽ bị trục xuất' nếuhọ khai báo và điều đó khiến họ hoang mang về tình trạng di trú của mình. Họ không rành về việc người có thường trú người đang hành hạ đánh đập họ thực sự có khả năng khiến họ bị trục xuất nếu họ bỏ đi hoặc nếu họ gọi báo cho cảnh sát về việc mình bị hành hung hay không."

Báo cáo này đưa ra sau khi bản kế hoạch hành động quốc gia phiên bản thứ tư của Chính phủ Liên bang được công bố vào hồi tháng 8 năm nay.

Mục đích của bản kế hoạch hành động là nhằm giảm bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em của họ trong thập niên tới.

Các tác giả của báo cáo mới nhất này lo ngại kế hoạch của liên bang không đề cập đến các phụ nữ di dân có visa tạm thời là nạn nhân của các vụ bạo hành gia đình.

Báo cáo cho thấy các phụ nữ này phải đối mặt với những khó khăn như là họ chưa đủ điều kiện đ ể được có các quyền an sinh xã hội, bao gồm các dịch vụ pháp lý, phúc lợi và y tế.

Họ cũng có nguy cơ hủy visa hoặc từ chối visa mới nếu họ tách khỏi đối tác của họ kẻ đang bạo hành họ hay họ sẽ gặp khó khăn nếu như gọi báo cảnh sát nói về tình trạng của mình.

Trong bản kế hoạch liên bang, có một sự thay đổi như là gia tăng thêm dịch vụ di trú trên mạng trực tuyến thì theo các chuyên gia nghiên cứu thì sự điều chỉnh được xác định là một rào cản trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ vì nó giúp đối tác lạm dụng dễ dàng kiểm soát quá trình cấp thị thực.

Báo cáo đề nghị giới thiệu một thị thực tạm thời mới cho nạn nhân bạo lực gia đình và tình dục, cũng như các biện pháp để cung cấp sự chắc chắn hơn về tình trạng của họ trong trường hợp có trẻ em.

Các nhà nghiên cứu tìm thấy đối với những người đang có thị thực tạm thời bât kể đó là diện gì thì hệ t hống di trú đã không cung cấp một giải pháp thích hợp khi mà trường hợp của họ có thêm một đứa trẻ, và một trong những cha mẹ phải đối mặt với việc bị trục xuất.

Giáo sư Segrave nói rằng phải làm sao mà dịch vụ của chính phủ là cung cấp hỗ trợ cho tất cả mọi người.

"Điều quan trọng nữa là chúng ta có nhiều năng lực văn hóa đã được xây dựng trong hệ thống di trú và việc bảo lãnh. Điều cần thiết bây giờ là phải xem xét một số thay đổi mà chúng ta đang áp dụng cho quá trình nhập cư cũng như các thay đổi về quy tắc tài trợ. Tất cả những điều này tác động đến phụ nữ theo một cách không nhìn thấy được hoặc sẽ có những hậu quả không lường được một khi những thay đổi trong hệ thống có hiệu lực."

Trên hết, báo cáo nói rằng Úc nên hỗ trợ tất cả các nạn nhân của bạo lực gia đình như nhau ... bất kể tình trạng di cư của họ hoặc bất kỳ điểm khác biệt nào khác.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share