Tăng 400% mức phí xin xét duyệt lại hồ sơ visa tại Tòa án Liên bang

Court costs

Court costs Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Quốc hội đã thất bại trong việc ngăn chính phủ áp dụng việc tăng phí với Tòa án Liên bang Federal Circuit Court cho các trường hợp nhập cư. Các đương đơn hiện phải đối mặt với khoản phí hồ sơ là $3.330, thay vì $690 như trước đây.


Tháng 10 năm ngoái, chính phủ liên bang đã đưa ra mức tăng đáng kể đối với lệ phí nộp đơn tại Tòa án Liên bang Circuit Court cho các vấn đề liên quan đến nhập cư.

Thay đổi phí từ $ 690 lên $3.300 bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1.

Chính phủ cho biết sự gia tăng này là cần thiết để tái đầu tư vào hệ thống tư pháp trong bối cảnh số lượng đơn đăng ký ngày càng tăng.

Nhưng các nhà phê bình không tin tưởng vào động thái này.

Thượng nghị sĩ Stirling Griff của đảng Centre Alliance đã đưa ra kiến ​​nghị chống lại việc tăng lệ phí.

Ông nói rằng sự thay đổi này sẽ giúp việc quản lý dễ dàng hơn, chỉ vì nó đẩy nhiều người nộp đơn xin nhập cư ra khỏi hệ thống do không đủ khả năng chi trả.

"Đây là một trò lừa bịp và những đương đơn dễ bị tổn thương là những người sẽ phải trả giá. Hệ thống luật pháp của chúng ta đặt nền tảng trên việc mọi người đều có quyền đòi công lý.

Công lý nên dễ tiếp cận và phải chăng cho tất cả mọi người. Công lý là đối xử công bằng và bình đẳng với tất cả mọi người.

Những người di cư không nên bị coi như những con bò bị vắt sữa và một vũ khí chính trị”.

Nhưng bất chấp sự ủng hộ của Lao động, đảng Xanh, và các Thượng nghị sĩ độc lập Rex Patrick và Jacqui Lambie, việc chống lại luật này đã thất bại.
Hệ thống này khiến các gia đình thất bại trong việc xin visa nhiều năm qua và rất cần được cải tổ. Chúng tôi đang làm việc với những người sống xa con cái, những người không gặp bạn đời trong vài năm.
Tiến sĩ Carolyn Graydon là Trưởng đoàn Luật sư và Quản lý Chương trình Luật Nhân quyền tại Trung tâm Hỗ trợ Người tị nạn.

“Tòa án Liên bang cung cấp một loại mạng lưới pháp lý thiết yếu an toàn. Vì vậy, cơ quan này tiến hành xem xét các quyết định đã được Trung tâm Đánh giá người Nhập cư thông qua, đối với những người tị nạn hoặc người xin tị nạn theo quy trình xét duyệt nhanh, hoặc xem xét những quyết định đã nộp đơn lên Uỷ ban kháng án. Vai trò của tòa án là bảo đảm rằng các cơ quan xem xét hồ sơ nhập cư đưa ra các quyết định tuân thủ luật pháp."

Bà nói rằng việc tăng phí là một "rào cản tài chính không thể vượt qua" với nhiều người.

"Luật có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng Giêng năm nay. Chúng tôi đã thấy tác động của điều đó tại các văn phòng luật của chúng tôi, khi mọi người không thể tiếp cận công lý và không thể thực hiện các quyền hợp pháp để yêu cầu kháng cáo tại tòa án. "

Thượng nghị sĩ Tự do Sarah Henderson cho biết những người theo đuổi các vấn đề liên quan đến vấn đề nhập cư tại Tòa án Liên bang có thể nộp đơn để được miễn toàn bộ lệ phí.

“Khi xem xét việc thanh toán một khoản phí có thể gây khó khăn về tài chính cho một người nào đó hay không, cơ quan đăng ký hoặc nhân viên được ủy quyền phải xem xét thu nhập, chi phí sinh hoạt hàng ngày, nợ phải trả và tài sản của cá nhân đó."

Nhưng bà Carolyn Graydon nói rằng không nên đặt gánh nặng lên một số thành viên dễ bị tổn thương nhất của xã hội.

Bà nói rằng các tòa án cần được chính phủ cung cấp nguồn lực thích hợp.

“Điều này rất đáng lo ngại vì tòa án cấp cao thường liên quan đến hệ thống đánh giá visa cho người tị nạn và xin tị nạn, đồng thời cũng giải quyết hồ sơ của những người đang muốn được xem xét lại các quyết định nhập cư, đặc biệt là các quyết định cliên quan đến hủy bỏ visa.

Nhiều người có thể phải đối mặt với việc gia đình ly tán mãi mãi, do hậu quả của một số quyết định này."

Việc chia cách gia đình là một vấn đề sẽ được tìm hiểu trong cuộc điều tra của Thượng viện về hệ thống nhập cư của Úc.

Cuộc điều tra trên phạm vi rộng sẽ được thực hiện thông qua Ủy ban Tham chiếu Luật pháp và Hiến pháp, tập trung vào visa vợ chồng, sự chậm trễ, phân biệt đối xử và các vấn đề rộng hơn trong visa nhập cư diện bảo lãnh gia đình.

Josephine Langbien là Luật sư thâm niên tại Trung tâm Luật Nhân quyền.

Bà nói rằng việc xem xét hệ thống nhập cư diện gia đình đã quá trễ.

"Hệ thống này khiến các gia đình thất bại trong việc xin visa nhiều năm qua và rất cần được cải tổ. Chúng tôi đang làm việc với những người sống xa con cái, những người không gặp bạn đời trong vài năm.

Đây là một tình huống hoàn toàn không thể chấp nhận được khi việc đoàn tụ gia đình nên là trọng tâm trong các chính sách nhập cư của chúng ta."

Đã có hơn 200.000 người chờ đợi visa gia đình vào cuối năm tài chính vừa qua, trong khi số lượng đơn xin visa vợ chồng tồn đọng hiện tại được ước tính là khoảng 91.000 hồ sơ.

Bộ Nội vụ cho biết thời gian giải quyết hồ sơ có thể bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố, bao gồm sự thay đổi về số lượng đơn, thời gian cao điểm và các trường hợp phức tạp.

Josephine Langbien nói rằng không nên mất hàng nghìn đô la và nhiều năm chờ đợi để được đoàn tụ với những người thân yêu.

"Chúng tôi muốn chấm dứt các chính sách gây bất lợi cho các gia đình tị nạn và loại họ khỏi các tiến trình đoàn tụ, quan trọng hơn chúng tôi muốn việc giải quyết visa gia đình trở nên nhanh chóng, hiệu quả và dễ tiếp cận tất cả các gia đình thuộc mọi nguồn gốc.

Vì vậy, chúng tôi muốn có thêm các địa điểm cung cấp visa gia đình, chúng tôi muốn thấy thời gian xử lý hồ sơ được cải thiện đáng kể và lệ phí visa có thể phải chăng hơn cho các gia đình thuộc mọi hoàn cảnh tài chính khác nhau."

Bà nói rằng cuộc điều tra đến vào một thời điểm thích hợp.

"Tôi nghĩ đại dịch COVID-19 đã thực sự cho chúng ta thấy mối quan hệ với những người thân yêu của chúng ta quan trọng như thế nào. Khi Úc muốn chuyển sang việc phục hồi sau đại dịch, chúng ta có cơ hội cải tổ hệ thống nhập cư và xây dựng các chính sách thực sự ưu tiên cho việc đoàn tụ gia đình.

Hệ thống nhập cư gia đình công bằng hơn có thể đóng một vai trò thực sự quan trọng trong quá trình phục hồi của chúng ta, khi Úc bắt đầu kết nối lại với phần còn lại của thế giới."

,"_id":"00000181-a425-d403-af87-a46f49040008","_type":"7cc3037d-d680-3e7a-a2f5-716b159f69d6"},"_id":"00000181-a425-d403-af87-a46f49040009","_type":"724c20f3-9ae5-3617-a17b-e560b5762930"}">READ MORE


Share