Du học ở Úc (108) Thực hành tiếng Anh với người vô gia cư

Stop by and practice English with Homeless People

Stop by and practice English with Homeless People Source: Pixabay

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một lần hỏi đường và cho người vô gia cư vài xu lẻ, một du học sinh đã cải thiện khả năng nói tiếng Anh từ con số 0 đến mức giao tiếp tự tin như thế nào?


Có một du học sinh trong ngày đầu đặt chân đến Úc, lóng ngóng khi làm thủ tục qua hải quan, chỉ trả lời được những câu hỏi bằng cách nói Yes/ No.

Khi người tài xế đón bạn từ sân bay đưa về trường học hỏi “How’s it going?”, bạn đã không biết phải trả lời thế nào, vì trước giờ chỉ biết “How are you?”

Nhưng chỉ sau một thời gian rất ngắn, du học sinh này đã có thể giao tiếp tự tin với người bản xứ, trình bày ý kiến của mình một cách rành mạch trước giáo viên và các bạn sinh viên cùng lớp, nghe và hiểu đến 90% khi đọc báo hay xem TV.

Bạn sinh viên ấy, hiện giờ, đã trở thành Trưởng nhóm thực hiện Tạp chí tiếng Anh điện tử . Nguyễn Đức Dũng đã làm điều đó như thế nào?

Kim Cúc SBS: Xin chào Dũng, khi mới sang Úc thì theo bạn tự đánh giá, khả năng nghe - nói tiếng Anh của mình ở trình độ nào?

Vốn tiếng Anh của Dũng lúc đó gần như là con số 0, dù trước đó đã có học tiếng Anh trong trường phổ thông và các trung tâm ngoại ngữ.

Trước khi vào học chính thức, Dũng phải qua một khóa học tiếng Anh dự bị. Trong mấy tuần đầu đi học, mình không thể hiểu nổi giáo viên và bạn học nói gì nên cảm thấy rất tủi thân.

Kim Cúc SBS: Và Dũng đã cải thiện kỹ năng nghe - nói của mình bằng cách nào?

Mình đã gặp một người vô gia cư, mình đến hỏi đường, cho họ một vài đồng xu mình đang có thì họ sẵn sàng trò chuyện với mình. Vì họ có nhiều thời gian nên trò chuyện với mình rất lâu và chia sẻ những câu chuyện về cuộc đời họ. Từ đó mình phát hiện ra đây là một cách học tiếng Anh vô cùng hiệu quả và tiết kiệm.

Mình cũng tham gia các buổi phát bánh từ thiện cho người vô gia cư của Hội Hồng Thập Tự ở gần nhà. Khi phát bánh, mình cũng chủ động trò chuyện, hỏi han những người đó và họ cũng rất sẵn sàng chia sẻ.

Ngoài ra, việc tìm một công việc bắt buộc mình phải nói tiếng Anh cũng là một cách hiệu quả để cải thiện trình độ tiếng Anh. Khi nói tiếng Anh dưới một áp lực, bạn sẽ phản xạ nhanh hơn. Bạn cũng có điều kiện tiếp xúc với rất nhiều người đến từ những quốc gia khác nhau và sẽ phân biệt được accent của họ.
We speak English
We speak English (Flickr CC/ Thomas Hawk) Source: Flickr CC/Thomas Hawk
"Mình đã gặp một người vô gia cư, mình đến hỏi đường, cho họ một vài đồng xu mình đang có thì họ sẵn sàng trò chuyện với mình. Vì họ có nhiều thời gian nên trò chuyện với mình rất lâu và chia sẻ những câu chuyện về cuộc đời họ. Từ đó mình phát hiện ra đây là một cách học tiếng Anh vô cùng hiệu quả và tiết kiệm."
Kim Cúc SBS: Theo Dũng thì đi ra ngoài và học tiếng Anh như thế thì có những ưu điểm gì?

Mình được gặp gỡ nhiều người khác nhau, có thêm nhiều bạn bè. Và đối với một du học sinh như mình, được hiểu thêm về văn hóa, ẩm thực, ngôn ngữ của người bản xứ là một trải nghiệm không có gì so sánh được.

Về tiếng Anh, giao tiếp trong môi trường thực tế giúp mình hơn.

Kim Cúc SBS: Sau bao lâu thì bạn bắt đầu thấy được sự tiến bộ của mình?

3 tháng đầu đến Úc thật sự khó khăn đối với Dũng khi không thể hiểu nổi người xung quanh nói gì. Nhưng từ khi bắt đầu chủ động giao tiếp với nhiều người thì sau khoảng 6 - 8 tháng thì mình đã có một sự tiến bộ rõ rệt.

Mình có thể trình bày ý kiến một cách tự tin và rành mạch trước lớp. Khi được mọi người lắng nghe và hiểu ý kiến của mình, Dũng cảm thấy vui vì cảm giác mình được tôn trọng.

Share