Du học ở Úc (105) Điểm 8.5 bài thi viết IELTS

Bí quyết đạt điểm 8.5 thi viết IELTS là gì?

Bí quyết đạt điểm 8.5 thi viết IELTS là gì? Source: Pixabay

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nhầm lẫn lớn nhất khiến bài thi viết IELTS không đạt điểm cao là gì? Bí quyết luyện tập nào để khắc phục lỗi này và hy vọng sẽ đạt điểm viết IELTS 8.5?


Nguyễn Đức Dũng - Trưởng nhóm thực hiện Tạp chí Tiếng Anh điện tử IMAG, chia sẻ bí quyết đạt 8.5 cho bài thi Viết trong kỳ thi IELTS.

Kim Cúc SBS: Sau những lần thi đầu với kết quả không cao, Dũng đã nhận ra được vấn đề của mình khi làm bài thi viết IELTS là gì?

Nguyễn Đức Dũng IMAG: Dũng nhận thấy ngày trước mình viết rất phức tạp. Văn viết academic Dũng áp dụng trong trường đại học khác với văn viết dùng trong IELTS.

Sự khác biệt rõ nhất là các thầy cô giáo dạy tiếng Anh thường lưu ý cũng như trong trường đại học cũng dạy rằng, văn viết academic học thuật không nên dùng các chủ ngữ I, we,… vì mang tính cá nhân, trong khi đó, văn học thuật IELTS chú tâm vào các ý kiến cá nhân của mình hơn việc sử dụng các “facts” đã được chứng minh để trích dẫn vào trong bài IELTS.

Đó là sự khác biệt hoàn toàn mà Dũng nhận ra giữa văn viết trong IELTS và trong các bài luận dài 3000-4000 từ ở các trường đại học.
Kim Cúc SBS: Có 4 dạng câu hỏi chính cho Task 2. Theo Dũng, với mỗi dạng câu hỏi chúng ta nên trả lời theo những hướng nào?

Nguyễn Đức Dũng IMAG: Các bạn thường gặp 4 dạng câu hỏi:

  • Đồng ý hay không đồng ý
  • Thảo luận hai ý kiến và đưa ra quan điểm riêng của bạn
  • Nguyên nhân và giải pháp
  • So sánh ưu điểm và khuyết điểm
Đối với dạng 1, bạn có 3 quyền lựa chọn: Một hoàn toàn đồng ý với mệnh đề và phải thuyết phục người đọc một cách tuyệt đối; Hai là bạn hoàn toàn phản biện lại ý kiến đề đưa ra và chứng minh được ý kiến đó sai hoàn toàn, thuyết phục được người đọc theo ý kiến của bạn để cho bạn điểm cao; Ba là chỉ đồng ý một vài điểm, một vài điểm khác bạn thấy chưa hợp lý.

Đối với dạng 2, loại đề này hầu như bạn không có sự lựa chọn. Bạn bắt buộc phải thảo luận mặt tốt và xấu của từng quan điểm một dựa trên ý kiến của bạn, không được phát biểu bạn có đồng ý hay không, sau đó bạn kết luận nghiêng về ý kiến nào nhiều hơn.

Đối với dạng 3, dạng này thường khá dễ, đưa ra một vấn đề xã hội, bạn phải đưa ra nguyên nhân và các giải pháp cho vấn đề đó. Dạng này hầu như mọi người đều có thể làm được.

Đối với dạng 4, đề không đưa ra 2 luận điểm mà thường chỉ đưa ra một mệnh đề chung. Bạn không được phát biểu đồng ý hay không, mà bắt buộc phải nói về từng mặt của một vấn đề. Bạn cũng không cần thiết đưa ra quan điểm riêng của mình về vấn đề đó.

Từ cùng một mệnh đề đặt ra, các bạn cần nhận biết được các dạng câu hỏi khác nhau để xử lý các dạng essay khác nhau một cách linh hoạt hơn.
Writing
Source: Pixabay
Kim Cúc SBS: Dũng có lưu ý là không nên viết quá phức tạp, bạn có thể nói cụ thể hơn về điểm này không?

Nguyễn Đức Dũng IMAG:

Đa phần các cấu trúc khó không thông dụng trong văn biện luận nước ngoài. Vì đối với văn nước ngoài, bạn muốn biện luận tốt thì bạn cần đơn giản hóa vấn đề đi chứ không nên phức tạp hóa nó.

Thay vì dùng các dạng câu dài, cấu trúc khó được học trong các sách ngữ pháp như đảo ngữ, Dũng thường quy về 3 dạng câu chính sau: câu đơn, câu kép và câu phức. Miễn trong bài bạn có đủ 3 cấu trúc này là bạn đã đạt yêu cầu trong bài thi Viết IELTS.
Kim Cúc SBS: Một lưu ý quan trọng khi làm bài thi viết là phải phân bố thời gian hợp lý. Về điểm này, Dũng có lưu ý gì cho các bạn không?

Nguyễn Đức Dũng IMAG: Nếu task 1 rơi vào dạng bạn đã ôn luyện nhiều lần và đã có kinh nghiệm làm thì bạn nên làm task 1 trước, vì lợi thế của việc hoàn thành xong task 1 trong vòng 20 phút sẽ làm bạn có cảm giác thành công một phần nào, giúp bạn tự tin hơn để tiếp tục task 2.

Nếu task 1 rơi vào dạng bạn chưa chuẩn bị, bạn nên tập trung vào làm task 2, vì task 2 chiếm đến 70% số điểm bài viết IELTS writing của bạn. Nhìn chung, khi nhìn vào đề thi bạn phải xác định ngay bạn cần làm task nào trước để phân bổ thời gian hợp lý.

Vấn đề các bạn hay gặp phải là bắt đầu để viết một câu. Vì thế Dũng thường chuẩn bị sẵn những cấu trúc mình nên bắt đầu, ví dụ: if, hoặc đơn giản hơn là there is, there are, cấu trúc này thường được điểm không cao nên các bạn cố gắng không lặp lại. Ngoài ra, bạn có thể dùng cấu trúc bị động, so sánh the more / the more, the more / the less… để bắt đầu một câu. Tuy các cấu trúc này khá thông dụng nhưng cũng đủ độ phức tạp để bạn được điểm cao.

Share