Các tiểu bang kiện chính phủ Trump thay đổi việc bảo vệ trẻ em di dân

A U.S. border patrol agent walks past buses used to transport detained immigrants at the Border Patrol's processing center in Texas

A U.S. border patrol agent walks past buses used to transport detained immigrants in Texas Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

19 tiểu bang Hoa Kỳ và quận Columbia đã kiện chính phủ Trump về những thay đổi được đề xuất đối với thời hạn giam giữ trẻ em di dân.


Đạo luật năm 1997 được biết dưới tên Flores qui định, trẻ em di dân đến Mỹ phải được giữ trong môi trường ít bị hạn chế nhất và thông thường không ở lâu hơn 20 ngày trong điều kiện giam giữ.

Thế nhưng hồi tuần qua, Bộ Nội An Mỹ cho biết sẽ có qui định mới, về việc đối xử với các trẻ em di dân.

Mặc dù việc bảo vệ theo luật Flores đã tồn tại với các trẻ em không có thân nhân đi kèm đã áp dụng trong hơn 2 thập niên qua, hồi năm 2015 một thẩm phán liên bang bác bỏ lời kêu gọi của chính phủ Obama, nhằm giam giữ các em lâu hơn và nới rộng đến trường hợp các trẻ em đi cùng với cha mẹ chúng.

Quyền Bộ trưởng Nội An Mỹ là ông Kevin McAleenan nói rằng, do đạo luật Flores được giải thích đơn giản, khiến cho các khó khăn trong vấn đề di trú của Mỹ càng thêm tệ hại hơn.

“Cách giải thích các yêu cầu của Thỏa thuận Flores, vốn lần đầu tiên được áp dụng đối với trẻ vị thành niên có người lớn đi kèm, đã buộc chính phủ phải trả tự do cho các gia đình di dân đặt chân vào nước Mỹ sau 20 ngày. 

"Điều nầy đã khuyến khích việc nhập cảnh bất hợp pháp, khiến các hồ sơ xin nhập cư tồn đọng ngày càng gia tăng, và thường trì hoãn thủ tục nhập cư trong nhiều năm.

Ông nói rằng, đạo luật đi ngược lại quyền lợi của nước Mỹ và cho cả người di dân nữa.

“Bản thân điều luật này đã và đang gây nên cuộc khủng hoảng về gia đình hiện nay, cũng như những đoàn di dân chưa từng có của các gia đình Trung Mỹ và trẻ em, băng qua biên giới bất hợp pháp của chúng ta cho đến hôm nay.”

Thế nhưng nay có 19 tiểu bang và quận hành chính đặc biệt là Columbia đã nạp đơn kiện, đối với nỗ lực nhằm thay đổi đạo luật Flores, theo đó trẻ em sẽ bị giam giữ vô thời hạn.

Bộ trưởng Tư Pháp California là ông Xavier Becerra loan báo, vụ kiện sẽ được tiến hành cùng với Bộ trưởng Tư Pháp Massachusetts là Maura Healey.

“20 Bộ trưởng Tư pháp nói trên đi kiện chính phủ Trump, bởi vì chúng tôi muốn bảo vệ trẻ em. Chúng tôi muốn bảo vệ chúng khỏi các nguy hại không thể chữa lành được, có thể do việc giam giữ bất hợp pháp do chính quyền Trump gây ra, vì việc giam giữ là chẳng cần thiết,” Xavier Becerra.

Ông cho biết, Bộ Nội An đã hành động theo cách thức làm ngơ các luật lệ có sẵn, liên quan đến vấn đề di trú.

“Chính quyền nầy không thể đứng trên luật pháp. Họ không thể viết lại luật lệ, để giam giữ trẻ em trong một thời gian dài và vi phạm quyền hạn của các tiểu bang trong tiến trình đó. Chúng tôi sẵn sàng tranh đấu cho những người dễ bị tổn thương nhất trong số chúng ta, dù trong bất cứ tình huống nào để bảo vệ tất cả cộng đồng chúng ta,” Xavier Becerra.

Chính phủ Mỹ muốn bãi bỏ các qui định cũ, để các gia đình bị giam giữ lâu hơn 20 ngày, cho đến khi trường hợp của họ được giải quyết.

Có khoảng 475 ngàn gia đình đã băng qua biên giới cho đến năm tài khóa nầy, gần gấp 3 lần kỷ lục trọn năm của các gia đình hồi năm rồi.
“Khi chúng ta đón những trẻ em này vào cộng đồng của chúng ta, thì những chương trình và dịch vụ do tiểu bang điều hành sẽ phải gánh chịu hậu quả lâu dài, để chữa trị chứng trầm cảm mà những trẻ em nầy chịu đựng khi bị giam giữ”, Bob Ferguson.
Thế nhưng bất chấp vấn đề ra sao, thống đốc tiểu bang California là ông Gavin Newsom nói rằng, việc bãi bỏ đạo luật Flores không phải là cách đúng đắn để giải quyết vấn đề và ông ủng hộ vụ kiện nói trên.

“Quan niệm rằng quí vị có thể giam giữ vô thời hạn trẻ em tại tiểu bang này là ngoan cố, vô lương tâm, là vi phạm đạo luật Flores và dẫn đến hành động này của ông Bộ trưởng Tư Pháp”.

Các tiểu bang khác cũng gia nhập vụ kiện, gồm có Connecticut, Delaware, Illinois, New Jersey, Virginia và tiểu bang Washington.

Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Washington là ông Bob Ferguson nói rằng, hành động của Tòa Bạch Ốc là đáng hỗ thẹn.

“Tôi chắc chắn rằng một ngày nào đó, con cái tôi sẽ nhìn lại và nói rằng ‘Làm sao mà quí vị có thể nghĩ như thế được? Quí vị hành xử với tư cách một quốc gia mà lại đối xử với trẻ em theo cách nầy à?‘

“Không có chút nghi ngờ gì trong tâm trí tôi, chúng ta đến đây vì chúng ta muốn nói rằng, tiểu bang Washington không dính líu vào chuyện nầy.

“Những gì chúng tôi muốn làm là chấm dứt chuyện đó, thật đáng phẫn nộ và cần được chấm dứt. Cảm ơn Thượng Đế, là đất nước chúng ta theo chủ trương pháp trị,” Bob Ferguson.

Việc thi hành đạo luật nói trên như thế nào thi hoàn toàn không rõ ràng, thẩm phán toà án Sơ Thẩm Mỹ là Dolly Gee hồi năm 2015 đã thay đổi, khi nới rộng việc áp dụng đạo luật Flores cho các trẻ em đi cùng với cha mẹ.

Vào lúc đó, bà ra lệnh cho chính phủ Obama phải trả tự do cho các trẻ em càng sớm càng tốt.

Bà nầy được xem là không chấp nhận, đề nghị của Bộ Nội An Hoa kỳ.

Còn ông Bob Ferguson cho biết, việc nới rộng thời gian giam giữ sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khó khăn và tốn kém hơn.

“Khi chúng ta đón những trẻ em này vào cộng đồng của chúng ta, thì những chương trình và dịch vụ do tiểu bang điều hành sẽ phải gánh chịu hậu quả lâu dài, để chữa trị chứng trầm cảm mà những trẻ em nầy chịu đựng khi bị giam giữ”, Bob Ferguson.

Tại California vốn là tiểu bang dẫn đầu vụ kiện, có khoảng 1 phần 4 cư dân chào đời ở ngoại quốc và có hơn 2 triệu người ước lượng hiện sống không được luật pháp cho phép.

Ngoài ra Bộ trưởng Tư pháp của tiểu bang nầy, đã đệ đơn kiện đến 57 lần, chống lại chính phủ Trump.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share