Trận đấu thể thao, mua sắm, giao thông công cộng: những nơi người trẻ Úc bị kỳ thị

Adam Goodes of the Swans in 2015

Adam Goodes of the Swans in 2015 Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một cuộc khảo sát với gần 800 sinh viên tìm thấy những người gần gũi họ đã trải qua vụ tấn công kỳ thị tại một trận đấu thể thao chuyên nghiệp nào đó.


Cuộc thăm dò của tổ chức World Vision cho thấy các sự kiện thể thao địa phương là nơi đứng hàng thứ hai khi những người trẻ cho biết gia đình hay bạn hữu đã là mục tiêu cho nạn kỳ thị chủng tộc.

Một trận đá banh hay đấu cricket, nên là một ngày cả gia đình ra ngoài vui chơi một cách thân thiết.

Thế nhưng một cuộc khảo sát về giới trẻ tìm thấy, một trẻ em nhỏ đến 11 tuổi cũng ghi nhận được nạn kỳ thị chủng tộc, tại các sự kiện thể thao trong cộng đồng.

Cuộc nghiên cứu của tổ chức World Vison tiết lộ rằng, phân nửa những người trả lời cuộc thăm dò, đều đồng ý là có một cách cư xử tiềm ẩn, mang tính chất kỳ thị diễn ra tại Úc.

Được biết, có hơn phân nửa giới trẻ mạnh mẽ đồng ý rằng, chính phủ Úc nên có những hành động thêm nữa, để ngăn chận nạn kỳ thị chủng tộc.

Chuyên viên giao tiếp với giới trẻ, của tổ chức World Vison là ông Will Meznar cho biết.

“Những người trẻ bị kỳ thị với mức độ khó có thể chấp nhận được. Chúng tôi thực sự nghĩ rằng, đây là một cơ hội tốt cho mọi người dân Úc ngồi lại và quan tâm đến sự kiện là, những người trẻ Úc cần được cảm thấy an toàn ở bất cứ nơi đâu, bất kể nguồn gốc, bất kể màu da và còn có nhiều điều chúng ta thực sự có thể làm để giúp cho họ”, Will Meznar.

Dịch vụ chuyên chở công cộng cũng như các trung tâm mua sắm, cũng là những nơi thường xảy ra nạn phân biệt chủng tộc.

Khi được hỏi về những thử thách hàng đầu đối với các gia đình tỵ nạn định cư tại Úc, có gần 79 phần trăm nêu ra nạn kỳ thị là cản trở lớn nhất.

Ông Meznar cho biết theo các khám phá của phúc trình, vấn đề kỳ thị trở nên tệ hại hơn trong 12 tháng vừa qua.

“Nếu quí vị là người da màu, quí vị là người thuộc nguồn gốc tỵ nạn, thì chẳng cần ai nói cho biết nạn kỳ thị là gì".

"Đó là một số sự kiện quí vị hiện thấy, qua cách thức cha mẹ quí vị tương tác với mọi người và đó là những gì quí vị chứng kiến trong các môn thể thao, hay liên quan đến hạnh kiểm của những người khác tại trường học”, Will Meznar.

Trong khi đó, một nữ sinh lớp 10 là Tiana cho đài SBS biết rằng, chính cô cũng là nạn nhân của vụ kỳ thị.

“Đôi khi quí vị bắt gặp cái nhìn xoáy vào mình, hoặc đôi khi nghe tiếng thì thầm đàng sau lưng mình, rồi quí vị tự cảm thấy khổ sở, bởi vì cảm thấy mình là kẻ khác lạ và mọi người đối xử với quí vị như những người khác biệt với họ”.

Còn ông Will Meznar nói rằng, các sinh viên học sinh cho biết, việc thiếu tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và vấn đề giáo dục, là một số lãnh vực cần được cải thiện.

“Đôi khi quí vị bắt gặp cái nhìn xoáy vào mình, hoặc đôi khi nghe tiếng thì thầm đàng sau lưng mình, rồi quí vị tự cảm thấy khổ sở, bởi vì cảm thấy mình là kẻ khác lạ và mọi người đối xử với quí vị như những người khác biệt với họ”.
"Tôi đã từng ở trong các tình thế như vậy, khi chứng kiến các trường hợp kỳ thị và tôi đã không dám đứng lên để tranh đấu cho họ, tôi nghĩ đó là điều quan trọng cần truyền đạt đến những người khác”, Charlotte.
Tại vùng Hume ở tây bắc Melbourne, có gần 45 phần trăm cư dân nói một loại ngôn ngữ khác với Anh ngữ.

Mayra Jamall là điều hợp viên lớp 7, tại trường trung học Trung tâm Hume, vốn có nhiều học sinh thuộc nguồn gốc hải đảo Thái bình Dương và thuộc nguồn gốc Ả Rập.

“Họ là những người trẻ, rất dễ bị tổn thương, là những sinh viên học sinh hết sức nhạy cảm, nếu họ phải đối phó với nạn kỳ thị, rõ ràng là họ sẽ bị ảnh hưởng về chuyện đó và chắc chắn là như vậy”.

Cô cho biết, đã biết được một số bạn hữu cảm thấy không được hoan nghênh, do dáng dấp bên ngoài của họ.

“Chỉ cần nhìn một số bình luận trái chiều, khi mọi thứ trở nên hơi nóng hoặc khó chịu trong trò chơi nầy. Vâng chỉ những thứ như vậy mà thôi”., Mayra Jamaill

Trong khi chuyện kỳ thị hiện xảy ra ở mức độ địa phương, hầu hết các học sinh tường thuật các trường hợp kỳ thị, thường diễn ra trong các trận đấu bóng bầu dục chuyên nghiệp hay các sự kiện thể thao ảnh hưởng đến những người biết họ.

Khi cựu cầu thủ ngôi sao của đội bóng bầu dục Swan ở Sydney là anh Adam Goodes liên tiếp bị chế nhạo, đã có nhiều cuộc thảo luận vào thời gian đó về tính chất hạnh kiểm thích hợp của đám đông, trong các trận của AFL.

Năm nay AFL xin lỗi, vì đã không nói lên chuyện kỳ thị đối với cầu thủ Goodes, vốn đã về hưu sau trận đấu đó.

Người đứng đầu về cộng đồng của tổ chức World Vision, ông Dale Amtsberg cho đài ABC biết rằng, vẫn còn nhiều việc phải làm.

“Lãnh vực thể thao nên là một nơi an toàn cho những người trẻ. Những gì quí vị thường tìm thấy, lại là một môi trường hết sức cạnh tranh".

"Hãy xem trong đời tôi và thí dụ về Adam Goodes là một thực tế, chúng ta đã đi rất xa và nay chúng ta ăn mừng những vòng thi đấu của Thổ dân, trong các Liên đoàn AFL và NRL".

"Rồi có những điều kỳ diệu, mà thể thao mang lại trong việc cỗ vũ cho sự dị biệt, thế nhưng nó cũng cho thấy chúng ta vẫn còn một con đường dài trước mặt”, Dale Amtsberg.

Nữ sinh lớp 11 là Charlotte đồng ý rằng, vẫn có nhiều việc cần làm.

“Tôi nghĩ mọi người cần nên cảnh giác về các vấn đề nầy và cũng cần biết làm thế nào, để tranh đấu cho những người khác".

"Tôi đã từng ở trong các tình thế như vậy, khi chứng kiến các trường hợp kỳ thị và tôi đã không dám đứng lên để tranh đấu cho họ, tôi nghĩ đó là điều quan trọng cần truyền đạt đến những người khác”, Charlotte.

Được biết World Vison khuyến khích những người trẻ, hãy tỏ ra hỗ trợ cho những người tỵ nạn, bằng các sống ngoài trời trong 40 tiếng đồng hồ.

Thử thách đó giúp cho các sinh viên học sinh một cơ hội, để ‘trải nghiệm cuộc sống’ như những người tỵ nạn mất hết nhà cửa và việc nầy sẽ bắt đầu vào tháng tới.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share