Số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã vượt mốc 12 triệu

South Australia is deploying the military to help guard its border with Victoria.

South Australia is deploying the military to help guard its border with Victoria. Source: CDF_Aust/Twitter

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

WHO khuyến cáo đại dịch đang lây lan nhanh chóng, chỉ trong vài ngày đã tăng 1 triệu ca, với tổng sỗ ca nhiễm trên toàn cầu hiện tại gần 13 triệu người.


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 12/7 ghi nhận con số ca nhiễm COVID-19 tăng kỷ lục, với khoảng 230 nghìn 370 ca trong vòng 24 giờ qua – so với 228 nghìn 102 ca ngày 10/7.

Việc gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận ở Hoa Kỳ, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi. Nam Phi tái ban hành lệnh giới nghiêm, cấm bán rượu, và mọi người buộc phải đeo khẩu trang nơi công cộng.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết ¼ số tử vong vì Coviud-19 ở Nam Phi xảy ra chỉ nội trong tuần trước.

"Chúng ta đã chặn được sự lây nhiễm trong 3 tháng qua bằng cách cùng phối hợp hành động. Nhưng đợt bùng phát thứ nhì mà chúng ta đã được cảnh báo nay đã đến. Cơn bão đang phủ xuống đầu chúng ta.."

Tại Mỹ, Florida hôm 12/7 ghi nhận kỷ lục tăng hơn 15 nghìn ca nhiễm COVID-19 trong một ngày.

Nếu Florida là một quốc gia, thì tiểu bang này sẽ đứng thứ tư trên thế giới về số ca nhiễm nhiều nhất trong một ngày, sau Mỹ, Brazil và Ấn Độ.

Nhà chức trách của nhiều quận trong tiểu bang ban lệnh bắt buộc đeo khẩu trang nhưng không phải ai cũng chấp hành.

Những người này ủng hộ chủ một nhà hàng sau khi bà không buộc khách hàng đeo khẩu trang và bị nhà chức trách dọa đóng cửa nhà hàng. Một người biểu tình, cô Barbara Andreas nói bắt buộc đeo khẩu trang là vi phạm tự do cá nhân.

"Tôi không phản đối bất kỳ ai đeo khẩu trang, tôi hoàn toàn ủng hộ. Hãy đeo khẩu trang nếu bạn cảm thấy an tâm hơn. Nhưng những người còn lại không cần. Chúng tôi đã cẩn thận tăng cường hệ miễn nhiễm của bản thân, chúng tôi không cần chính phủ bảo phải làm gì để được khỏe mạnh. Đeo khẩu trang cũng có những vấn đề của nó, các nghiên cứu đã cho thấy."

Số tử vong ở Mexico đã vượt mốc 34.700, trong khi ở Ý là gần 35,000 người. Nhà chức trách ở Mexico City, nơi bị nặng nhất, đã dùng CCTV để phát hiện ai không đeo khẩu trang. Thị trưởng Claudia Sheinbaum ra lệnh nhà nào có người nhiễm Covid-19 đều phải tự cách ly cả nhà.

"Đây là để bảo vệ các gia đình, tất cả mọi người trong nhà phải ở trong nhà ít nhgất là 15 ngày nếu có ai bị nhiễm Covid-19."

Chính phủ Mexico cho biết trên 1.500 công dân Mexico đã chết vì Covid-19 trong khi ở Mỹ và tro cốt sẽ được chở về nước. Tổng lãnh sự Mexico ở New York, Jorge Islas [[hor-hay EE-las]], cho biết khoảng 250 bộ tro cốt đã được hồi hương.

"Đó là một ngày buồn khi 250 đồng hương của chúng ta được chở về. Đại đa số đã chết một mình trong cô độc trong khi đi làm để nuôi gia đình ở quê nhà cũng như ở Mỹ. Dù gì thì nay họ cũng đã về nơi an nghỉ trên quê hương của mình."

Trở về Úc, thêm 1 ngàn binh sĩ sẽ được điều động đến Victoria trợ giúp tiểu bang đối phó đại dịch. Tổng trưởng Y tế cho biết các binh sĩ Úc sẽ có nhiều vai trò khác nhau.

"Công việc của họ là bảo vệ người Victoria, giúp kiểm soát virus, với nhiệm vụ như cách ly, xét nghiệm và giữ các chốt kiểm soát. Họ sẽ trợ giúp cho tiểu bang Victoria."

Chính phủ liên bang sẽ cung cấp 5 triệu khẩu trang cho Victoria, đặc biệt để sử dụng tại các viện dưỡng lão và chăm sóc tại nhà, còn lại cho các nhân viên y tế.

Từ hôm nay, thứ hai 13/7 học sinh lớp 11 và 12 ở Melbourne và Mitchell Shire sẽ học từ nhà.

Còn ở NSW thì bắt đầu từ ngày 18/7, người Úc hoặc thường trú nhân quay lại Úc sẽ phải trả tiền cho 14 ngày cách ly là $3000/người, trong cùng một gia đình thì $1,000/người. Trẻ em $500/em, dưới 3 tuổi không phải đóng tiền.

Thủ hiến Gladys Berejiklian nói chính phủ muốn dành tiền cho việc xét nghiệm và truy tìm các ca nhiễm.

"Mọi người đã có 3 tháng để quyyết định có quay về hay không, tôi còn nghe có người vẫn tiếp tục đi đi về về mà không phải trả tiền cách ly. Chúng tôi cần làm vậy để bảo vệ người dân, cần xài tiền vào việc gì cần thiết nhất."

Share