Thêm hai tiểu bang cấm sử dụng túi nhựa đựng hàng dùng một lần

Reusable bag used at a Sydney supermarket

Reusable bag used at a Sydney supermarket Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Việc cấm sử dụng các loại bao nhựa dùng một lần hiện lan sang thêm hai tiểu bang khác vào cuối tuần qua với một số cửa hàng quan trọng đã cấm việc sử dụng trên toàn quốc.


Thế nhưng trong khi hành động nầy phần lớn được hầy hết các cửa hiệu hưởng ứng, thì các siêu thị bị các khách hàng than phiền ngày càng nhiều với việc nhiều người từ chối trả tiền cho các túi có thể sử dụng nhiều lần.

Nếu quí vị dự tính đi mua sắm hàng tuần vào tuần tới, thì quí vị có thể quên mất một điều quan trọng, đó là phải mang theo túi xách cho mình.

Việc cấm sử dụng các bao nhựa đựng hàng dùng một lần rồi bỏ, sẽ có hiệu lực ở Tây Úc lẫn Queensland vào cuối tuần nầy, với nhiều siêu thị quan trọng đã loại bỏ các túi nhựa đựng hàng trên toàn quốc.

Thế nhưng đường lối giúp cho môi trường trong sạch hơn không phải là không gặp nhiều trở ngại.

Siêu thị Woolworths tiến hành việc cấm sử dụng túi nhựa từ ngày 20 tháng 6 và cho biết có một trở ngại tại các tiểu bang nơi chưa áp dụng lệnh cấm, với các khách hàng từ chối mua các túi đựng hàng có thể dùng lại nhiều lần.

Công ty nầy nói rẳng, họ vẫn phát không các túi đựng hàng có thể sử dụng lại tại New South Wales, Victoria, Queensland và Tây Úc cho đến ngày 8 tháng 7, để giúp cho khách hàng có thể điều chỉnh với hệ thống mới.

Đối thủ cạnh tranh là Coles sẽ bắt đầu việc cấm túi nhựa vào ngày 1 tháng 7 với các siêu thị cho biết, đã phải tăng cường các biện pháp bảo vệ nhân viên trước hiện tượng được gọi là 'Vụ Nổi Giận Về Túi Đựng Hàng', của các khách hàng nóng tính khi họ không còn được phát không túi nhựa đựng hàng nữa.

Thế nhưng các siêu thị không phải là những nhà bán lẻ duy nhất tìm cách giảm bớt các loại vật dụng bằng nhựa.

Ông Christoffer Tistrand thiết lập công ty bán thịt tên là Dinner Twist sau khi từ Thụy Điển chuyển đến sống ở Perth, từ một nơi mà việc tái chế và giảm bớt rác thải là một việc hầu như đương nhiên tại Thụy Điển.

"Mọi thứ chúng tôi bỏ vào hộp và chắc chắn là chúng tôi sẽ không quên lấy lại chúng. Vì vậy khi chúng ta sử dụng các bao nhựa mềm, chúng ta phải chắc chắn khách hàng thực sự bỏ chúng vào trong hộp và chúng tôi sẽ mang chúng đến một cơ sở chế biến đặc biệt."

Ông cho biết, tìm kiếm những người cộng sự có thái độ giữ gìn tính chất bền vững cho môi trường không khó, mặc dù việc một công ty tái chế có thế chế biến một số loại nhựa nào đó lại là một thử thách.

"Chúng tôi nghĩ điều thực sự quan trọng là nhận trách nhiệm đó với tư cách một doanh nghiệp và chắc chắn rằng chúng ta không gia tăng các bãi đổ rác bằng cách chôn xuống đất như hiện nay."

Họ làm việc trực tiếp với những nhà cung cấp để hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng chất nhựa trong các hộp đựng thức ăn và đó là một chuyện khó khăn với khách hàng, như gia đình bà Lucette Quinlan với 7 miệng ăn.

"Tôi thích những điều có tính cách bền vững và tôi không có hàng trăm túi xách mua hàng để đem về nhà. Tôi cũng thích việc những túi nylon này được tái chế."

Việc giảm bớt sử dụng các loại chất nhựa đã được bàn thảo trong nhiều năm qua, với các tiểu bang như Nam Úc đã cấm túi nhựa từ năm 2009.
"Thực sự chúng ta cần tìm ra nguồn gốc của vấn đề và ngưng việc phổ biến việc sử dụng đồ vật bằng nhựa chỉ dùng một lần rồi bỏ, thế nhưng chúng ta cần thực sự trở lại với loại sản phẩm có thể tái sinh hay làm phân bón hoặc có thể dùng lại, để chúng ta không bị gánh nặng về các loại nhựa trong những môi trường trên toàn cầu", Piers Verstegen
Trên toàn quốc, có 4 tiểu bang và lãnh thổ đã cấm viếc sử dụng túi nhựa xài một lần và vào ngày 1 tháng 7, Tây Úc và Queensland sẽ cùng tham gia, với luật lệ bắt đầu có hiệu lực.

Việc nầy khiến Victoria mới đây loan báo sẽ tham gia lệnh cấm vào năm 2019, còn NSW là tiểu bang duy nhất không có kế hoạch loại trừ các túi nhựa.

Thế nhưng trận chiến về các loại nhựa tiến xa hơn đã được thảo luận, với một cuộc điều tra của Thượng Viện đề nghị tất cả các loại túi nhựa dùng một lần sẽ bị loại trừ trong vòng 5 năm nữa.

Đó cũng là ý kiến của Bộ Trưởng Môi Sinh Tây Úc Stephen Dawson, hiện cỗ vũ cho việc cắm sử dụng túi nhựa tại tiểu bang của ông.

"Chúng tôi hiện thi hành việc cấm sử dụng bao nhựa đựng hàng tại Tây Úc, vì vậy lệnh cấm đó đang được thực hiện.

"Chúng tôi xét xem làm sao để loại bỏ các thứ nhựa khác xài một lần rồi bỏ  như ống hút.

"Trên bình diện toàn quốc, các Bộ trưởng Môi sinh mới nhóm họp gần đây và chúng tôi cam kết loại trừ dần dần hay tái chế 100 phần trăm, tái sử dụng hoặc cho làm phân bón các loại nhựa sử dụng một lần, trong vòng vài năm tới," Stephen Dawson.

Trong khi các nhóm tranh đấu cho môi sinh hoan nghênh lệnh cấm, thì họ cũng biết rằng còn nhiều việc phải làm để giảm bớt loại rác nhựa, với các kế hoạch nhắm đến việc cấm sử dụng các vật dụng bằng nhưa dùng một lần rồi bỏ như dao, muổng hay nĩa nhựa.

Ông Piers Verstegen thuộc Hội Đồng Bảo Tồn tại Tây Úc nói rằng, ông đã thấy sự gia tăng ủng hộ trong các cách thức xử dụng chất nhựa một cách bền vững.

"Thực sự có nhiều sự ủng hộ trong cộng đồng về việc giảm bớt các loại vật dụng nhựa dùng một lần, như ống hút và các hộp đựng thức ăn trong bước hợp lý kế tiếp.

Ông cho biết, việc giảm bớt vật dụng bằng nhựa dùng một lần là quan trọng, trong việc bảo vệ nguồn nước, sông ngòi và biển cả hiện đang ở trong tình trạng gần như bị nghẹt thở.

"Thực sự chúng ta cần tìm ra nguồn gốc của vấn đề và ngưng việc phổ biến việc sử dụng đồ vật bằng nhựa chỉ xài một lần rồi bỏ, thế nhưng chúng ta cần thực sự trở lại với loại sản phẩm có thể tái sinh hay làm phân bón hoặc có thể dùng lại, để chúng ta không bị gánh nặng về các loại nhựa trong những môi trường trên toàn cầu," Piers Verstegen.

Đến nay các khách hàng đi mua sắm phải điều chỉnh cuộc sống của mình, khi không có các loại túi nhựa dùng một lần, trước khi có những thay đổi thêm nữa sẽ diễn ra.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share