Lực sĩ Semenya trong vụ kiện lịch sử về hóc môn ra trước tòa án thể thao

Caster Semenya after winning the Women's 800m Final at the 2018 Commonwealth Games

Caster Semenya after winning the Women's 800m Final at the 2018 Commonwealth Games Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tòa án Trọng Tài Thể Thao đang nghe đơn kiện của nữ lực sĩ chạy bộ Nam Phi Caster Semenya đối với kế hoạch buộc các nữ vận động viên chạy đua có mức nam kích thích tố cao phải hạ thấp xuống.


Các luật sư của Semenya cho rằng kế hoạch như vậy mang tính chất kỳ thị.

Vụ kiện mang tính chất lịch sử nầy sẽ thách thức về mặt khoa học và chính trị đối với vấn đề phái tính.

Trong khi đó tại Úc các tổ chức thể thao quan trọng kêu gọi nên trả lương ngang bằng cho nữ các vận động viên nổi tiếng.

Lực sĩ tranh tài ở Thế vận Hội là Caster Semenya, đã chế ngự bộ môn chạy nước rút 800 mét nữ trong một thập niên qua.

Thế nhưng các qui luật mới do cơ quan phụ trách về điền kinh, đó là Liên đoàn các Hiệp hội Điền Kinh Quốc tế gọi tắt là IAAF, có thể thay đổi chuyện đó.

Các biện pháp khiến cho các nữ lực sĩ có mức độ kích thích tố nam về mặt di truyền trong cơ thể như cô Semenya, thì phải uống thuốc để hạ thấp mức độ nầy, nếu họ muốn tiếp tục tranh tài trong các bộ môn dài hơn 400 mét.

Được biết kích thích tố nam làm gia tăng thể trọng và sức mạnh, giúp cho lực sĩ có sức chịu đựng.

Chủ tịch của IAAF là ông Sebatian Coe nói rằng, qui luật mới giúp cho các lực sĩ được công bằng hơn.

“Giá trị căn bản của IAAF là ủy quyền cho các cô gái và phụ nữ qua các môn điền kinh".

"Qui tắc chúng ta hiện đưa ra là để bảo vệ cho sự công bằng bất khả xâm phạm và những cuộc tranh tài công khai, đó thực sự là những gì chúng ta có mặt tại đây để bảo vệ”, Sebastian Coe.

Trong khi đó, chính phủ Nam Phi cho rằng qui luật mới đã vi phạm nhân quyền của cô Semenya.

Bộ trưởng thể thao Nam Phi là bà Thokozile Xasa nói rằng, điều kiện về mặt di truyền của cô Semenya nên được trân trọng.

“Caster tiếp tục dạy cho chúng ta thấy rằng, chúng ta có thể vượt qua những sự đối nghịch, vai trò kiểu mẫu của chúng ta có thể diễn ra tại những nơi ít được mong đợi nhất, cũng như qua sự kiên nhẫn thì các bạn có thể trở thành ngọn hải đăng của niềm hy vọng”.
"Có những tiêu chuẩn về pháp lý cũng như về thể trạng, cả về mặt khoa học, thế nhưng cũng còn có vấn đề đạo đức nữa, Matthieu Reeb”.
Bà nói rằng những gì đang bị đe dọa, không chỉ đơn thuần là quyền tham gia một môn thể thao.

“Cơ thể người phụ nữ, phúc lợi của họ cũng như khả năng tìm được sinh kế, lý lịch của chính họ, rồi sự riêng tư, những cảm nhận về an toàn và sự lệ thuộc vào thế giới là những chuyện đang được nghi vấn”.

Một số người cho rằng, trường hợp của cô Semenya gợi lên tính chất tương tự với lực sĩ Oscar Pistorius, người mất hết hai chân tham gia bộ môn chạy 400 mét nước rút, anh nầy chạy trên đôi chân giả bằng sợi carbon.

Được biết hồi năm 2007, IAAF phán quyết rằng, anh nầy không được phép tranh tài với những người bình thường, do đôi chân giả giúp anh nầy có lợi thế khi chạy với tốc độ cao.

Đến năm 2008, anh nầy đã khiếu nại thành công chống lại quyết định trước Toà Án Trọng Tài Thể thao, sau đó phán quyết rằng Pistorius bị bất lợi ở mức xuất phát và trước khi anh nầy đạt đến vận tốc cao nhất, vì vậy vô hiệu hóa bất cứ sự bấi lợi nào.

Tổng Thư Ký Tòa Án Trọng Tài Thể thao là ông Matthieu Reeb cho rằng, trường hợp của cô Semenya cũng có những nét tương tự, thế nhưng phần lớn là chưa có tiền lệ.

“Đây là chuyện khá bất thường, đó là trường hợp duy nhất nhắc nhở tôi về chuyện nầy, ngay cả khi chẳng có gì để làm bởi vì nó là một trường hợp khác biệt, đó là Oscar Pistorius".

"Câu hỏi đặt ra là, liệu một lực sĩ khuyết tật có thể tranh đua với một người lành lặn hay không?

"Có những tiêu chuẩn về pháp lý cũng như về thể trạng, cả về mặt khoa học, thế nhưng cũng còn có vấn đề đạo đức nữa, Matthieu Reeb”.

Phán quyết của tòa án Trọng Tài sẽ được công bố vào cuối tháng 3 sắp tới.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share