Hạt giống yêu thương (201) Núi ơi núi, rừng ơi rừng...

Trẻ em Hà Giang sau cơn lũ

Trẻ em Hà Giang sau cơn lũ 6/2018 Source: TTXVN

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hà Giang là nơi có địa hình núi non được khách du lịch quốc tế bình chọn là đẹp nhất nước Việt Nam và cũng là nơi nghèo nhất nước Việt Nam. Cơn lũ lụt kinh hoàng vào cuối tháng 6 tại Hà Giang chìm lẫn trong vô số những sự kiện lớn nhỏ ở Việt Nam để lại người dân tộc nơi này gồng mình với thiệt hai.


Nếu có về VN có dịp đi ra khỏi thành phố mới thấy dân mình nghèo.

Và nếu có dịp lên các vùng cao ở Tây Nguyên hay ở phía Bắc thì cái nghèo càng làm du chùng lòng.

Em bé Hà Giang nhận quà sau lũ
Em bé Hà Giang nhận quà sau lũ Source: Courtesy images
Hà Giang là nơi có địa hình núi non được khách du lịch quốc tế bình chọn là đẹp nhất nước Việt Nam và cũng là nơi nghèo nhất nước Việt Nam.

Đây là nơi sinh sống của người Hmong hay còn gọi là người Mèo -chiếm đa số, còn lại là người Thổ, Tày, Dao, Nùng, Lô Lô.

Hà Giang là vùng núi đá chập trùng, đá chồng lên đá và phủ đầy các núi đá là các ruộng ngô.

Ngô trồng ở Hà Giang là giống ngô không luộc hay nướng ăn được vì vậy khi lên hà Giang dù ngô bạt ngàn nhưng tịnh không có lấy một trái ngô luộc hay nướng mà ăn.

Loại ngô trồng tại đây vừa cứng vừa lạt, người dân tộc để ngô khô rồi lẩy hạt xay thành bột làm mèn mén thay cơm.

Mèn mén là món ăn của người Hmong chỉ là bột ngô nấu lên ăn thay cơm. Trái ngô cho người còn thân ngô xanh thì xắt nấu cho gia súc ăn, không có gì ở Hà Giang mà bỏ phí.

Trái ngược với cái nghèo thì tình cảm con người ở đây thật rộng mở, hiếu khách và chân tình.

Chỉ là một hàng khoai với chuối chiên trước bán trước nhà bán hàng xóm sau thì bán khách phương xa như vậy, trà nước nóng châm liên tục không tính tiền và đào lê hái sau nhà thì khách cứ tự nhiên.

 

Chị một mình vừa buôn bán vừa nuôi con, còn chồng thì qua Trung Quốc làm thuê một năm mơi 1về một lần.

Bà mế già ở Phó Bảng vừa bán vừa đãi khách món mèn mén và nước đậu nành.

Trẻ con Hà Giang không đi theo khách bán hàng hay xin tiền. Chưa thấy trẻ con hà Giang liếng thoáng, ở chúng chỉ có những cái nhìn: lạ lẫm ngơ ngác khi nguòi lạ nhìn chúng.

Theo mẹ xuống chợ thì chúng túm lấy váy của mẹ chúng, ở trên núi thì chúng lẫn trong ruông ngô với bố mẹ.

Nhà cửa đồng bào ở Hà Giang phần lớn là thấp nhỏ và cũ xây bằng đá núi và một ít gỗ dựa vào núi.

Toàn bộ giá sản là ở cái nhà trong đó có chứa ngô, có phía sau có gà vịt heo bò.

Người vật và tài sản tất cả đều ở chung. Khi cơn lũ tháng Sáu xảy ra cuốn mất nhà cửa hoa màu và họ mất hết.

Mất nhà mất cửa mất hết tài sản dành dụm cả đời có ngươi mất luôn cả vợ con như người đàn ông ở Lùng Tám mà người thanh niên Giàng Mí Tó gặp khi anh ngồi thẩn thờ buồn thiu bên đường nơi từng là ngôi nhà của vợ chồng anh.
Người đàn ông Hmong ở Hà Giang mất vợ con nhà cửa trong cơn lũ tháng 6 chỉ còn lại đứa con một tuổi vẫn đang bú sữa mẹ
Người đàn ông Hmong ở Hà Giang mất vợ con nhà cửa trong cơn lũ tháng 6 chỉ còn lại đứa con một tuổi vẫn đang bú sữa mẹ Source: Images of courtesy


Bức ảnh người đàn ông này sau đó cũng đã lan truyền trên một số trang mạng xã hội và báo chí nhà nước.

Trong câu chuyện với Mai Hoa về lũ lụt Hà Giang, Giàng Mí Tó cậu thanh niên người Hmong có cách nói tiếng Kinh nhanh và gấp dù đã được yêu cầu nói chậm, không giấu được sự bùi ngùi khi nói về bà con và lũ lụt quê mình.

Bạn của Giàng Mí Tó là Nguyễn Văn Trãi người gốc Quảng Bình học đang vận động để có thể giúp bà con mua hạt giống và con giống và cây giống để trồng lại.

Nói về cái duyên của mình với vùng đất hùng vĩ này Trãi nói anh cũng không giải thích được. Cứ mỗi làn quẩy ba lô đ ira khỏi thành phố bước chân lại đưa anh lên Hà Giang.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share