Ả rập Saudi loan báo kế hoạch đầy tham vọng giảm bớt lệ thuộc vào dầu hỏa

Giếng dầu Shaybah của công ty Saudi Aramco

Giếng dầu Shaybah của công ty Saudi Aramco Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chính phủ Á rập Saudi chấp thuận một kế hoạch kinh tế đầy tham vọng, nhằm giảm bớt sự lệ thuộc của vương quốc vào lợi tức dầu hỏa.


Việc nầy diễn ra khi một phúc trình mới của quỹ Tiền tệ quốc tế cảnh cáo các quốc gia tại Trung đông rằng, họ có thể mất đến 500 ngàn tỷ đô la trên thị trường dầu hỏa trong năm nay.

Sau nhiều thập niên lệ thuộc vào việc sản xuất dầu hỏa với giá thấp, chính phủ Á rập Saudi đã công bố một kế hoạch mới, nhằm chuyển đổi nền kinh tế sang một tương lai, không còn lệ thuộc vào dầu hỏa.

Được biết, có khoảng 80 phần trăm lợi tức của vương quốc đến từ dầu hỏa, thế nhưng việc nầy bị ảnh hưởng nặng nề, khi giá dầu giảm sụt trong năm rồi.

Chính phủ đã gánh chịu một ngân sách khiếm khuyết đến mức kỷ lục, là gần 100 tỷ đô la hồi năm rồi.

Phó Thái tử Mohamed bin Salman cho biết, kế hoạch nhắm vào việc gia tăng gấp đôi nền kinh tế, đến mức 1 ngàn 600 tỷ đô la vào năm 2030.

"Ngày nay Hiến Pháp của chúng ta dựa trên Thánh kinh Koran và dầu hỏa".

"Việc lệ thuộc vào dầu hỏa rất nguy hiểm và chúng ta có một nỗi đam mê về dầu hỏa tại vương quốc nầy".

"Việc nầy ngăn chận sự phát triển trong nhiều lãnh vực, trong những năm trước đây".

Một phần trong kế hoạch, sẽ là việc bán đi 5 phần trăm cổ phần trong đại công ty dầu hỏa quốc doanh là Aramco, để thu được 2 ngàn tỷ đô la, về cho quỹ thịnh vượng của Vương quốc.

Việc nầy khiến đây là một quỹ lớn nhất trên thế giới, bằng gấp đôi mức độ lợi tức của các nước sản xuất dầu hỏa như Abu Dhabi và Na Uy.

Kế hoạch sẽ tạo nên một hệ thống được gọi là 'thẻ xanh', trong vòng 5 năm ,để cho phép ngoại quốc đầu tư, hay mua nhà tại đây.

Thái tử Salman cho biết, ngân quỹ sẽ giúp phát triển việc sản xuất, kỷ thuật và kỷ nghệ hầm mỏ của địa phương.

"Tham vọng của kế hoạch sẽ giải quyết các vấn đề như thất nghiệp, gia cư và các khó khăn khác".

"Tham vọng của chúng ta, là làm sao để chúng ta có thể phát triển nền kinh tế một cách sâu xa hơn và làm thế nào để chúng ta có thể hình thành một môi trường hấp dẫn tại đất nước chúng ta, để có thể hãnh diện về quốc gia nầy và là một phần của mức phát triển là các mức độ kinh tế, môi trường, văn hóa và trí tuệ nữa".

"Vì vậy Ngài rất tin tưởng rằng đất nước cần mở cửa cho du lịch, du lịch về mặt tôn giáo, du lịch về khảo cổ". Ông John Sfakianakis, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vùng Vịnh.


Quỹ Tiền tệ quốc tế cho rằng, đây là một kế hoạch có nhiều tham vọng với các nỗ lực khó đạt được.

Ông Masood Ahmet là giám đốc về Trung đông, của quỹ Tiền tệ quốc tế.

"Những gì rõ ràng là nó bao gồm, không chỉ nỗ lực tìm các cân bằng về ngân sách cho Á rập Saudi trong 5 năm tới, bằng các nâng các lợi tức và giảm bớt chi tiêu, mà còn xét đến cách thức để biến đổi nền kinh tế không còn lệ thuộc vào dầu hỏa nữa".

"Đó là những mục tiêu rất được hoan nghênh và đúng là những chuyển đổi, mà nền kinh tế như Á rập Saudi cần đến".

Một phúc trình mới của quỹ Tiền tệ quốc tế tìm thấy, các nước xuất cảng dầu hỏa ở Trung đông, đã mất đi 390 tỷ đô la về lợi tức, do giá dầu hạ thấp hồi năm rồi và có thể thua lỗ nặng hơn nữa trong năm nay, vào khoảng 500 tỷ đô la.
Ông Massod Ahmer cho biết, việc tái cơ cấu nền kinh tế Á rập Saudi khỏi lệ thuộc vào dầu hỏa, không phải là chuyện dễ dàng.

"Đây sẽ là một thử thách để hoàn thành mọi vấn đề nầy và tôi nghĩ vấn đề thực sự sẽ là, làm thế nào để chắc chắn rằng các mục tiêu đầy tham vọng và rất nhạy cảm nầy, có thể thực hiện qua việc hoàn thành các thay đổi thực sự, và qua việc đề ra các khuôn khổ, để hỗ trợ cho việc chuyển đổi đó".

Các nhà phân tích cho rằng, kế hoạch cần được các nhóm trong xã hội nước nầy chấp nhận, bao gồm giới phụ nữ vốn không được phép lái xe, tại một quốc gia duy nhất trên thế giới không chấp nhận việc nầy xảy ra.

Ông John Sfakianakis là cựu cố vấn cho Bộ trưởng Kinh tế Á rập Saudi và nay là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vùng Vịnh.

Ông cho đài BBC biết rằng, ông lạc quan là đất nước nầy có thể thực hiện việc chuyển đổi kinh tế như vậy.

"Tôi nghĩ, điều tôi lạc quan là do sự cần thiết và nhu cầu canh tân đất nước, cũng như thái tử Mohamed bin Salamn đã 30 tuổi, Ngài hiểu biết nhiều hơn người anh em họ đã lớn tuổi hơn nhiều".

"Vì vậy Ngài rất tin tưởng rằng đất nước cần mở cửa cho du lịch, du lịch về mặt tôn giáo, du lịch về khảo cổ".

"Có những địa điểm tuyệt vời, mà du khách cần đến viếng thăm".

"Tôi nghĩ cuối cùng, động lực đó sẽ thúc đẩy ngày càng mở cửa nhiều, tại đất nước nầy".




Share