Con đường nghệ thuật của người di dân tại Úc có quá khó?

Filmmaker Rashmi Ravindran

Filmmaker Rashmi Ravindran Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Như chúng ta đã biết nghệ thuật được nhận thức một cách rộng rãi như một điều đặc biệt và được chấp nhận trong hầu hết các môi trường làm việc tại Úc.


Trong những người tạo ra những thước phim ngắn nhắm khám phá ra được những nét đẹp trong sự đa dạng văn hóa và cho thấy điều đó là một kiệt tác trong thế giới nghệ thuật, mở mang cho chúng ta thấy một bức tranh thật khác.

Rashmi Ravindran là một nhà làm phim đến từ Ấn Độ. 

Cô gái 32 tuổi này chuyển đến Úc làm việc từ 18 tháng trước, ông vừa phát hành một bộ phim ngắn dựa trên những câu chuyện có thật, với tực đề là: "Những ấn tượng đầu tiên" (First Impressions). 

Đó là cuộc hành trình của ba người di dân đến từ Nam Á những người có dự định sáng tạo ra một nền tảng nghệ thuật của riêng họ về mặt ngôn ngữ và văn hóa, để diễn tả những khó khăn của những người di dân mà họ phải đối mặt mỗi ngày.

Câu chuyện đến từ chính những kinh nghiệm của cô trong quá trình cô đi tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực nghệ thuật.

Điều đó khiến cô kể lại được câu chuyện của họ:

"Bạn có biết đây là một vấn về mà các nghệ sĩ đa năng đang đều phải đối mặt tại Úc, đặc biệt khi bạn là người di dân vì lúc đó bạn không nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, bạn không có bất kỳ một tiện nghi cơ bản nào.

Đây là những đấu tránh mà bất kỳ người nghệ sĩ nào cũng cần phải trải qua và thường thì những người này phải đặt ước mơ lên trên tất cả và tiếp tục cháy hết mình ước mơ của mình.

Và bây giờ trong suốt một thập kỷ làm việc liên tục, họ đã tạo ra được một chỗ đứng thích hợp cho bản thân họ và họ đã tạo được một dấu ấn cho riêng mình trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật tại Úc", cô Rashmi Ravindran nói. 

Cô Ravindran nói rằng cô đã bắt đầu dự án này với tư cách là một nhà doanh nghiệp tự nguyện, nhưng dần dần nó mở ra cánh cửa rộng lớn hơn cho cô có cơ hội được trò chuyện với nhiều người. Cô chia sẻ: 

"Và khi tôi đến đây, tôi đã gặp khó khăn trong vài tháng đầu tiên khi tôi đến Úc, bạn biết đó khi đến đây bạn không biết ai và bạn sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu vì bạn không có kết nối với mọi người ở đây.

Rất khó khi bạn đặt những bước chân đầu tiên vào cánh cửa nghệ thuật khi bạn là một người di dân.

Vì vậy tôi nghĩ sẽ là một ý tưởng tốt nếu tôi nhìn lại và học hỏi những nghệ sĩ trong nghề họ đến Úc trước tôi, và học hỏi họ đã làm cách nào để tìm được chỗ đứng cho mình.

Đó là lý do vì sao tôi tập trung vào Roanna Gonsalves, một nhà văn, cô ấy giành được giải thưởng đa văn hóa tại NSW, trong mảng văn học; và cô Jiva Parthipan, một nghệ sĩ biểu diễn nổi tiếng trên khắp thế giới.

Và Neel Banerjee là một người có đầy đam mê với sân khấu... và những người đó cũng đến đây để học trong quãng thời gian đầu tiên của họ", cô chia sẻ thêm. 

Thông qua bộ phim, cô Ravindran hy vọng sẽ mở ra được những đề tài về sự đa dạng văn hóa và địa lý trên màn ảnh nhỏ.
Cũng giống như cô Ravindran, nhà làm phim Gary Paramanathan cũng làm một bộ phim ngắn với tựa đề: "Làm chủ nhịp điệu"- "Mastering the Rhythm".

Người đàn ông 34 tuổi này cũng di dân từ Sri Lanka đến Úc vào năm anh ta 11 tuổi.

Câu chuyện tái hiện một vũ công đến từ miền tây Sydney tên là Sumati Nagpal, sau nhiều đấu tranh và khó khắn cuối cùng cô cũng hoàn thành được giấc mơ của mình tại phòng khiêu vũ. Anh nói: 

"Tôi muốn làm một bộ phim để tìm cho người vũ công ấy một chỗ đứng trong giới nghệ thuật, biểu diễn và xã hội tại Úc, đó là cách làm sao để những lao động nghệ thuật của cô ấy được chấp nhận, bất kể cô ấy hoạt động nghệ thuật trong lĩnh vực nào là một nghệ thuật cổ điển của người Ấn.

Nhưng không giống như balletopera vì nó không thể có những đánh giá chuyên môn như operaballet, nên tôi chỉ muốn trình bày rất cơ bản về công việc của cô ấy, nói chuyện với cô ấy và hỏi xem cố ấy cảm thây thế nào về việc trở thành một người nghệ sĩ và cô ấy có nghĩ rằng mình thuộc về thế giới nghệ thuật hay không", anh chia sẻ thêm. 

Nội dung bộ phim cho thấy Sumati Nagpal đang kể câu chuyện của mình: 

"Khi tôi đến Úc tôi đã rất sự phải ra khỏi nhà bởi vì tôi không biết lúc tôi ra khỏi nhà tôi sẽ giao tiếp với người khác như thế nào?", Sumati Nagpal chia sẻ những suy nghĩ của mình. 

Cô Ravindran and ông Paramanathan được trao tặng những khoản tài trợ để tạo ra những bộ phim này bởi hãng phim Diversity Arts Australia, đây là một tổ chức trong lĩnh vực nghệ thuật nhằm phản ánh sự đa dạng văn hóa và xã hội đa văn hóa tại Úc.

Cả hai nhà làm phim đều hy vọng biến những bộ phim ngắn của họ thành những đoạn phim dài hơn trong tương lai.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share